Wednesday, October 23, 2013

Vài suy nghĩ nhân đọc bài tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Tonneson (1)


Vài suy nghĩ nhân đọc bài tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Tonneson (1)
Qua danh sách thư điện tử của nhóm nghiên cứu quốc tế về Việt Nam học, tôi nhận được báo cáo dài 18 trang (tiếng Anh) của Stein Tonneson, một học giả Na Uy có nhiều nghiên cứu về VN và khá quen thuộc với giới hàn lâm ở nước ta. Các bạn có thể google theo tên riêng của tác giả (Stein Tonneson) để biết thêm về ông, còn theo thông tin tự giới thiệu thì ông hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu  hòa bình Oslo và Chương trình nghiên cứu hòa bình Đông Á của ĐH Uppsalla. Cũng theo thông tin do chính tác giả cung cấp (ghi trên bài viết), báo cáo này được gửi đến Học viện ngoại giao cho một hoạt động nào đó vào ngày 18/10 vừa qua, có lẽ là một tọa đàm hoặc hội thảo gì đó về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đã đọc về Đại tướng VNG khá nhiều trong mấy tuần qua từ khi ông qua đời, tôi không thực sự quan tâm lắm đến báo cáo này, và cũng không nghĩ là mình sẽ tìm được thêm thông tin gì mới từ bài viết. Không những thế, cái tựa của báo cáo còn gây cho tôi ít nhiều phản cảm, vì nó có nhắc đến từ "hòa bình", trong khi chủ đề của bài viết là một vị tướng gắn liền với những chiến tích lừng lẫy với sự thiệt hại không hề nhỏ về nhân mạng. Nguyên văn cái tựa như sau: Vo Nguyen Giap in memoriam: People's war and peace - Tưởng niệm Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh và hòa bình (của) nhân dân.

Trước khi đọc bài báo, tôi đã nghĩ rằng có lẽ bài báo muốn bênh vực tướng Giáp về những hy sinh, mất mát trong chiến tranh, theo cái kiểu mà ở VN ta hay nghe, đó là: "muốn có hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh", như thể chiến tranh lúc nào cũng là giải pháp duy nhất đúng để giải quyết những xung đột và khác biệt. Theo tôi, VN rất cần thay đổi quan điểm này để chuyển sang một quan điểm trọng hòa bình và trọng xương máu của nhân dân hơn, giống nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Bởi rõ ràng là đạt được điều mình muốn bằng một cái giá thấp nhất thì bao giờ cũng tốt hơn là "đạt được bằng mọi giá", vì nó cho thấy sự thông minh và mức độ trưởng thành của cả một dân tộc. Tất nhiên, để có được điều này thì không một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân nào có thể tự giải quyết (dù những này có trí tuệ siêu việt cỡ nào đi chăng nữa) mà cần sự tham gia của tất cả mọi thành phần xã hội. Còn làm thế nào để có thể huy động trí tuệ của mọi người thì đấy lại là một vấn đề khác mà tôi không/chưa (thể) đề cập đến trong bài này.

Trở lại báo cáo của Tonneson, tuy không có ấn tượng gì đặc biệt khi đọc tựa bài viết, nhưng theo thói quen tôi vẫn đọc sơ qua một lần trước khi xóa thư, để chắc chắn rằng mình đã không bỏ sót thông tin gì quan trọng (một thói quen của người suốt đời sống trong trường đại học và ngập mặt trong đống sách). Liếc qua qua đến phân nửa bài viết tôi vẫn không tìm được thông tin gì mới, vì chỉ là những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của tướng Giáp và ai cũng biết rồi, trong đó tất nhiên quan trọng nhất vẫn là chiến dịch Điện Biên Phủ, vốn là chiến tích lớn nhất của ông. Tuy nhiên, đến gần đoạn cuối trang 10 thì tôi bắt đầu chú ý và dừng lại đọc, vì nó nhắc đến tên một nhân vật ngoại quốc nhưng rất quan trọng trong lịch sử VN, ông McNamara, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống Johnson. Cái tên này khiến tôi bắt đầu đọc kỹ vào bài viết, và càng đọc thì càng có một cảm giác băn khoăn, bứt rứt. Bởi, tôi không rõ tôi có hiểu đúng tác giả hay không, nhưng dường như tất cả thông điệp của bài viết chỉ là như thế này thôi: Việt Nam, mà đại diện là tướng Giáp, dường như vẫn chẳng rút ra được điều gì từ cuộc chiến đau thương ấy.

Vâng, trong bài viết của mình để tưởng niệm tướng Giáp, ngoài phân nửa bài đầu tiên nhắc đến thân thế và sự nghiệp của vị đại tướng lừng danh này, thì tác giả đã dành hết phần còn lại của bài viết để viết về một cuộc gặp gỡ lịch sử giữa hai con người từng là thù địch của nhau trên chiến trường VN trước đó ba mươi năm. Trước khi cho hai nhân vật này gặp nhau trong cuộc gặp "không tiền khoáng hậu" này, Tonneson có bỏ một ít thời gian để giới thiệu vắn tắt về thân thế sự nghiệp của McNamara, đặc biệt là sau khi ông này rời bỏ chức vụ Bộ trưởng quốc phòng Mỹ. Đây là những sử liệu quan trọng mà phía VN hầu như không bao giờ nhắc đến, nên tôi xin trích lại ở đây một đoạn (khá dài), đồng thời đánh dấu những chỗ cần chú ý bằng cách in đậm.

During an essential part of of the period when the heroic Giap was Minister of  Defence in Hanoi, his counterpart in Washington was Robert S. McNamara, one of the twentieth century’s most tragic personalities. McNamara was not, of course, a military man. American secretaries of defence are always civilians. Yet McNamarawas someone used to command. The best period of his professional life was when he directed and reformed the Ford Motor Company using modern, scientific management techniques. His tragedy began when he was persuaded by John F. Kennedy to become one of his “best and brightest” and revolutionize the Pentagon with scientific management techniques. McNamara’s war was not a People’s War but a Computer’s War, built on rational choice theory. Victory in war should be won the same way you make a winning product for the market. make a winning product for the market. The basic idea was that any adversary will have a breaking point as far as number of casualties is concerned, no matter what kind of cause the enemy is fighting for. If a sufficient number of Vietnamese soldiers were killed, then North Vietnam and the National Liberation Front of South Vietnam would come to a breaking point where they would be willing to negotiate on American or South Vietnamese terms. This never happened, of course. When it did not, when the casualty figures just continued to increase beyond any reasonable breaking point and the enemy still continued to fight and even escalated the fighting, McNamara started to have doubts. He was a deeply moral Presbyterian, someone with a deep longing to do good, and he suffered terribly from his Vietnam failure. In the end he resigned as Secretary of Defence but dit not tell the American public why. He was too loyal to President Lyndon B. Johnson to go public with his doubts. Instead he tried to compensate for his personal failure by taking up an obvious do-good job as President of the World Bank. As such he insisted on a huge increase in loans to developing countries. He wanted to get massive amounts of people out of poverty by kickstarting economic growth. Thus he inadvertently contributed to the long debt crisis in Africa and Latin America, which stifled development for a couple of decades and was only really overcome in the 2000s, when Chinese demand led to higher prices for African raw materials.

In his old age, McNamara became an anti-war activist, and spent much of his collossal energy on digging into his own past mistakes. In his quest for redemption he made two pilgrimages to Vietnam and published two books about how badly he and America had been mistaken. During his first trip to Vietnam in 1995 he had a brief meeting with Giap, who confirmed that there had been only one attempt to shoot at US ships with torpedoes in the “Tonkin Gulf incident” in early August 1964. The alleged second attack, which prompted President Lyndon B. Johnson to seek the Tonkin Gulf Resolution (the closest that the USA came to a declaration of war), never actually took place. When McNamara learned this news from Giap, he faxed his publisher back in the United States with instructions to make a last-minute change to his first self-flagellating book In Retrospect. When Giap came back to Vietnam in 1997 with a whole team of political scientists and historians to work on his second book, he was extremely eager to once more meet his old nemesis Vo Nguyen Giap. He wanted it at first to be a private meeting but this did not work out. Perhaps Giap preferred it otherwise. Perhaps the Vietnamese Communist Party did not want Giap and McNamara to meet under four eyes. For myself and quite a few others, it was wonderful that the two former enemies were unable to meet privately since this allowed us to be present.

Nói vắn tắt, dưới mắt của tác giả thì tướng Giáp và McNamara là 2 con người hoàn toàn trái ngược nhau về niềm tin, về tính cách, và về phương pháp tiến hành cuộc chiến. Cuộc chiến của VN là một cuộc "chiến tranh nhân dân" - theo nghĩa là toàn bộ dân chúng đều được lôi vào cuộc chiến, không chỉ bộ đội chính quy, mà còn dân quân du kích, rồi người già, phụ nữ, trẻ em, và cả các tu sĩ của các tôn giáo nữa, những người mà niềm tin của họ không cho phép tham gia chính trường chứ đừng nói dến chiến tranh. Một cuộc chiến như vậy thì rõ ràng McNamara không thể nào tưởng tượng ra nổi. Với McNamara, một người đã có thành tựu lớn trong quản lý theo phương pháp khoa học, thì chiến tranh cũng là một cái gì đó hoàn toàn lý trí và cũng cần phải được quản lý theo phương pháp khoa học. Thay vì tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân, thì McNamara đã tiến hành một cuộc chiến trên máy tính, theo đó khi những tổn thất của phía VN (cộng sản) đã đạt đến một mức nào đó (breaking point, điểm gẫy) thì chắc chắn họ sẽ phải ngồi xuống bàn đàm phán và chấp nhận những điều kiện của phía Mỹ/VNCH đề ra.

Tất nhiên, như mọi người đã biết, điều đó đã không xảy ra, khi ý chí của phía VN (cộng sản) là "chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hay hơn nữa; Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố có thể bị phá hủy, nhưng ta nhất định không sợ. Đến ngày chiến thắng, chúng ta sẽ ...". Breaking point vẫn đến, nhưng hóa ra nó không đến với "kẻ thù" của McNamara, mà đến với chính ông! Khi tổn thất về nhân mạng đã lên đến điểm gẫy trong tính toán của McNamara mà kẻ thù của ông vẫn nhất định không sợ, thì vị Bộ trưởng quốc phòng của đất nước to lớn này bỗng ... sợ, và ông ... từ chức. Rồi sau đó, ông hối hận, và đã cố làm rất nhiều điều để bù đắp lại những sai lầm của mình thời làm Bộ trưởng quốc phòng, và cuối cùng, khi hai nước Việt - Mỹ đã bình thường hóa quan hệ, thì ông nhất định phải gặp tướng Giáp để trao đổi trực tiếp, như hai kẻ cựu thù nhưng nay đã hòa giải, và trở thành những người bạn thân thiết, hiểu nhau.

Vâng, đó là bối cảnh của cuộc gặp gỡ lịch sử giữa McNamara và tướng Giáp vào năm 1997 mà Tonneson đã kể lại như điểm nhấn quan trọng nhằm chuyển tải thông điệp của mình liên quan đến sự ra đi của tướng Giáp.

Xin mở ngoặc một chút ở đây: Khi đang viết những dòng này thì tôi tò mò tự hỏi, không biết phía VN có viết gì về cuộc gặp gỡ lịch sử này không nhỉ. Lên google để tìm, tôi thấy ngay bài viết này, rất đáng đọc, với những chi tiết hoàn toàn trùng khớp với những gì được nêu trong bài viết của Tonneson. Điều thú vị ở đây là tuy cùng những sự kiện khách quan, nhưng sự diễn giải của hai bên là hoàn toàn khác nhau, và khi đọc bài báo tiếng Việt viết về cuộc gặp ấy, một lần nữa tôi lại cảm nhận sâu sắc hơn thông điệp mà Tonneson đã đưa ra trong bài viết của mình: Hinh như VN không học được bài học nào cả từ cuộc chiến đau thương, mất mát ấy!

Các bạn có thể đọc bài viết tiếng Anh ở đây :  https://drive.google.com/?tab=mo&authuser=0#folders/0B23GcuCxvQVBNWxYaDZTNzFxa28

và so sánh nó với bài tiếng Việt ở đây: http://news.zing.vn/Cuoc-gap-an-tuong-cua-tuong-Giap-va-McNamara-post346517.html.

(còn tiếp)
BLOG ANH VU
 
 

No comments:

Post a Comment