Bài : Nguyễn Ngọc Phượng
Đầu thập niên 60,VN chưa có TV,người ta chủ yếu đón chờ thông tin từ 2 Đài phát thanh là Đài tiếng nói VN và Đài Phát Thanh Quân Đội.Thường là sau bữa cơm chiều,người ta mở Radio để nghe Dạ Lan giới thiệu những bài nhạc mới.
Dạ Lan là môt chương trình của Đài Phát Thanh Quân Đội thời kì 1964_1975, để an ủi và nâng cao tinh thần binh sĩ,trong đó lấy âm nhạc làm phương tiện chính.
"Ðài Phát Thanh Quân Ðội ngày ấy liên tiếp qui tụ nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi như Dương Ngọc Hoán, Anh Ngọc, Nhật Bằng, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Canh Thân, Nguyễn Ðức, Văn Ðô, Trần Thiện Thanh, Nguyễn Triệu Nam, Lưu Nghi, Nguyễn Ngọc Quan,Trần Trịnh, Ðào Duy, Mai Trung Tĩnh, Nguyễn Quốc Hùng (thầy khóa Tư), Dương Phục, Châu Trị, Lâm Tường Dũ, Nguyễn Xuân Thiệp..."
Cha đẻ của chương trình là ĐT Trần Ngọc Huyến ,và người quản đốc Đài cuối cùng (1975) là TrT Nguyễn Quang Tuyến,tức nhà văn Văn Quang.
Chương trình được phát thanh từ 7 giờ đến 9 giờ tối mỗi ngày,bắt đầu bằng lời giới thiệu:
"Đây là chương trình Dạ Lan,tiếng nói của những người em gái hậu phương,gửi những anh trai tiền tuyến"
Xướng ngôn viên là một cô gái người Bắc,giọng ngọt ngào.
Ngoài những thông tin thời sự,phần hấp dẫn nhất của chương trình là phần nhạc và phần thư tín.
Dĩ nhiên chương trình được soạn thảo bởi một bang bệ chuyên môn,và cô xướng ngôn viên của chương trình chỉ là người "bảo sao làm vậy"!
"Trong giai đoạn mới thành lập, chương trình Dạ Lan, phần câu chuyện hằng ngày do Lưu Nghi (4) phụ trách, điểm báo do Nguyễn Triệu Nam (5), phần nhạc do nhạc sĩ Ðan Thọ, Ngọc Bích (6) chọn và lời dẫn nhạc (chapeau) do Huy Phương viết (7). Phần tin tức do ban tin tức của Ðài phụ trách và thư tín do Cô Ngọc Xuân và một số cô đặc trách việc chọn lựa thư tín để sau đó Dạ Lan trả lời trên làn sóng phát thanh..."
(nguồn:Huy Phương) (Xem thêm)
Nhưng với những "anh trai tiền tuyến", Dạ Lan là "người phụ trách",là "linh hồn" của chương trình, là đại diện của những người em gái hậu phương hàng đêm nhỏ to tâm tình cùng các anh!
"Chương trình Dạ Lan rất được anh em quân nhân hoan nghênh, nhất là các quân nhân xa nhà, trú đóng ở các tiền đồn hẻo lánh. Vào hai năm 1964-65, Ðài Phát Thanh Quân Ðội phải tuyển thêm một số nữ nhân viên để phụ trách vấn đề trả lời thư của các “anh trai tiền tuyến” hằng đêm. Một số carte-postale chụp cô Xuân Lan đã nói trên cũng được Nha Chiến Tranh Tâm Lý ấn hành để gởi tặng đến các chiến sĩ tiền đồn. Tuy vậy nhân vật “em gái hậu phương Dạ Lan” chưa bao giờ xuất hiện trên truyền hình, báo chí hay ngoài đời mà chỉ duy nhất qua làn sóng điện, vì ngoài đời , nhan sắc cô chỉ thuộc loại trung bình. Cô cũng nhận được không ít thư từ tỏ tình với cô của các “anh tiền tuyến”. Nhiều anh trai tiền tuyến đi phép về Saigon có tìm đến đài phát thanh Quân Đội nhưng không bao giờ gặp được Dạ Lan bằng xương bằng thịt..."
(Huy Phương)
Dạ Lan ,cô là ai ?
Một sự tình cờ,những người xướng ngôn viên của chương trình Dạ Lan đều tên Lan và có giọng khá giống nhau:Xuân Lan và sau đó,Phương Lan:
"Không ai có thể ngờ rằng xướng ngôn viên mang tên Dạ Lan nói giọng Bắc lại là một người con gái Quảng Nam có một thời gian sinh sống tại Huế, tên Xuân Lan. Cô này trước làm việc tại Ðài Phát Thanh “Gươm Thiêng Ái Quốc”, một chương trình thuộc dạng tuyên truyền xám (không rõ nguồn gốc) phát thanh về bên kia vĩ tuyến, thiết lập tại Ðông Hà tại tỉnh địa đầu Quảng Trị. Ðài này do Nhất Tuấn làm Quản Ðốc và Hà Huyền Chi làm phó. Cô Xuân Lan không đẹp nhưng cô phát âm tiếng Bắc rất đúng giọng (nhờ Hà Huyền Chi huấn luyện trong thời gian ở Ðồng Hà) và lẽ cố nhiên rất ngọt ngào. Ðêm đêm trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Quân Ðội, giọng nói của người em gái hậu phương có mãnh lực thu hút cảm tình của các binh sĩ trú đóng khắp trên bốn vùng chiến thuật. Danh từ “em gái hậu phương” và “anh trai tiền tuyến” là một danh từ khá quen thuộc phát sinh trong thời gian này được nghe và dùng nhiều trong các bài thơ hay nhạc phẩm thịnh hành..."
Người em gái hậu phương Dạ Lan trở thành huyền thoại,nhưng tôi biết không ít người nhờ có phong trào nữ sinh viết thư chúc Tết chiến sĩ của chương
Dạ Lan là môt chương trình của Đài Phát Thanh Quân Đội thời kì 1964_1975, để an ủi và nâng cao tinh thần binh sĩ,trong đó lấy âm nhạc làm phương tiện chính.
"Ðài Phát Thanh Quân Ðội ngày ấy liên tiếp qui tụ nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi như Dương Ngọc Hoán, Anh Ngọc, Nhật Bằng, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Canh Thân, Nguyễn Ðức, Văn Ðô, Trần Thiện Thanh, Nguyễn Triệu Nam, Lưu Nghi, Nguyễn Ngọc Quan,Trần Trịnh, Ðào Duy, Mai Trung Tĩnh, Nguyễn Quốc Hùng (thầy khóa Tư), Dương Phục, Châu Trị, Lâm Tường Dũ, Nguyễn Xuân Thiệp..."
Cha đẻ của chương trình là ĐT Trần Ngọc Huyến ,và người quản đốc Đài cuối cùng (1975) là TrT Nguyễn Quang Tuyến,tức nhà văn Văn Quang.
Chương trình được phát thanh từ 7 giờ đến 9 giờ tối mỗi ngày,bắt đầu bằng lời giới thiệu:
"Đây là chương trình Dạ Lan,tiếng nói của những người em gái hậu phương,gửi những anh trai tiền tuyến"
Xướng ngôn viên là một cô gái người Bắc,giọng ngọt ngào.
Ngoài những thông tin thời sự,phần hấp dẫn nhất của chương trình là phần nhạc và phần thư tín.
Dĩ nhiên chương trình được soạn thảo bởi một bang bệ chuyên môn,và cô xướng ngôn viên của chương trình chỉ là người "bảo sao làm vậy"!
"Trong giai đoạn mới thành lập, chương trình Dạ Lan, phần câu chuyện hằng ngày do Lưu Nghi (4) phụ trách, điểm báo do Nguyễn Triệu Nam (5), phần nhạc do nhạc sĩ Ðan Thọ, Ngọc Bích (6) chọn và lời dẫn nhạc (chapeau) do Huy Phương viết (7). Phần tin tức do ban tin tức của Ðài phụ trách và thư tín do Cô Ngọc Xuân và một số cô đặc trách việc chọn lựa thư tín để sau đó Dạ Lan trả lời trên làn sóng phát thanh..."
(nguồn:Huy Phương) (Xem thêm)
Nhưng với những "anh trai tiền tuyến", Dạ Lan là "người phụ trách",là "linh hồn" của chương trình, là đại diện của những người em gái hậu phương hàng đêm nhỏ to tâm tình cùng các anh!
"Chương trình Dạ Lan rất được anh em quân nhân hoan nghênh, nhất là các quân nhân xa nhà, trú đóng ở các tiền đồn hẻo lánh. Vào hai năm 1964-65, Ðài Phát Thanh Quân Ðội phải tuyển thêm một số nữ nhân viên để phụ trách vấn đề trả lời thư của các “anh trai tiền tuyến” hằng đêm. Một số carte-postale chụp cô Xuân Lan đã nói trên cũng được Nha Chiến Tranh Tâm Lý ấn hành để gởi tặng đến các chiến sĩ tiền đồn. Tuy vậy nhân vật “em gái hậu phương Dạ Lan” chưa bao giờ xuất hiện trên truyền hình, báo chí hay ngoài đời mà chỉ duy nhất qua làn sóng điện, vì ngoài đời , nhan sắc cô chỉ thuộc loại trung bình. Cô cũng nhận được không ít thư từ tỏ tình với cô của các “anh tiền tuyến”. Nhiều anh trai tiền tuyến đi phép về Saigon có tìm đến đài phát thanh Quân Đội nhưng không bao giờ gặp được Dạ Lan bằng xương bằng thịt..."
(Huy Phương)
Dạ Lan ,cô là ai ?
Một sự tình cờ,những người xướng ngôn viên của chương trình Dạ Lan đều tên Lan và có giọng khá giống nhau:Xuân Lan và sau đó,Phương Lan:
"Không ai có thể ngờ rằng xướng ngôn viên mang tên Dạ Lan nói giọng Bắc lại là một người con gái Quảng Nam có một thời gian sinh sống tại Huế, tên Xuân Lan. Cô này trước làm việc tại Ðài Phát Thanh “Gươm Thiêng Ái Quốc”, một chương trình thuộc dạng tuyên truyền xám (không rõ nguồn gốc) phát thanh về bên kia vĩ tuyến, thiết lập tại Ðông Hà tại tỉnh địa đầu Quảng Trị. Ðài này do Nhất Tuấn làm Quản Ðốc và Hà Huyền Chi làm phó. Cô Xuân Lan không đẹp nhưng cô phát âm tiếng Bắc rất đúng giọng (nhờ Hà Huyền Chi huấn luyện trong thời gian ở Ðồng Hà) và lẽ cố nhiên rất ngọt ngào. Ðêm đêm trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Quân Ðội, giọng nói của người em gái hậu phương có mãnh lực thu hút cảm tình của các binh sĩ trú đóng khắp trên bốn vùng chiến thuật. Danh từ “em gái hậu phương” và “anh trai tiền tuyến” là một danh từ khá quen thuộc phát sinh trong thời gian này được nghe và dùng nhiều trong các bài thơ hay nhạc phẩm thịnh hành..."
Người em gái hậu phương Dạ Lan trở thành huyền thoại,nhưng tôi biết không ít người nhờ có phong trào nữ sinh viết thư chúc Tết chiến sĩ của chương
trình mà nên vợ nên chồng sống hạnh phúc đến tận ngày nay!
Thế còn cô Phương Lan ?
Dạ Lan 1 Xuân Lan làm cho đài đến năm 1966 thì chuyển về đài phát thanh Đa Lạt. "Vậy thì ai tiếp tục mà chúng ta vẫn nghe Chương trình Dạ Lan hằng đêm? Người tiếp tục Chương trình Dạ Lan, cũng do một sự tình cờ, có tên thật là Lan, Hồng Phương Lan, tức Mỹ Linh. Lúc đó, cô Mỹ Linh đang làm việc cho Đài Phát thanh Quân Đội, ở Chương trình Nhạc Ngoại Quốc yêu cầu. Cô là người Bắc, vì cô có giọng nói giống hệt như giọng cô Xuân Lan, nên cô được chọn để tiếp tục Chương trình Dạ Lan mà không ai biết cả, ai cũng tưởng chỉ có một Dạ Lan...". Thực ra Hồng Phương Lan (Dạ Lan2) là người Huế nhưng nói giọng Bắc.Cô làm ở đài PTQĐ từ những năm 1957_58,trước cả Xuân Lan. Không ai biết mặt, biết tên Dạ Lan cả, Dạ Lan là bất cứ người nào cơ mà! Bởi thế mới gọi là huyền thoại. Đối với tôi, Dạ Lan nào cũng là Dạ Lan. Cũng đã có người nói với tôi: Đã là huyền thoại thì . . . chỉ nói thôi, chứ đừng hình ảnh làm chi cho mệt, cứ để ai muốn hiểu, muốn tưởng tượng Dạ Lan như thế nào cũng được. (nguồn) Sau 75, nhớ đến chương trình Dạ Lan,người ta lại thắc mắc về xuất thân của cô và số phận của cô ra sao ?nhờ đó ta mới biết được có 2 Lan,và người ta đã liên lạc được với cả 2 cô (nguồn) Qua sự thăm hỏi của nhiều người, cuối cùng người ta được biết, cô Hoàng Xuân Lan (DL.1) hiện đang sống ở Saigon và cô Hồng Phương Lan (DL.2) đang định cư tại S. Carolina, và cho đến giờ này, trong thư từ và cả email giao thiệp cả hai cô đều ký tên mình là Dạ Lan. Chúng ta nên phân biệt nhân vật của một vở kịch và người đảm nhiệm vai kịch. Thanh Nga không phải là cô Lựu hay Thái Hậu Dương Vân Nga. Dạ Lan là một chương trình phát thanh binh vận của đài Phát thanh Quân đội, cô Hoàng Xuân Lan và cô Hồng Mỹ Linh đã tiếp tục thay nhau để đảm nhận vai trò này trong một giai đoạn cần thiết nào đó, cho nên không thể nói cô này là Dạ Lan hay cô kia là Dạ Lan. Sai lầm của công chúa Mỵ Nương là muốn gặp mặt cho bằng được con người mang tên Trương Chi có tiếng sáo bay bổng tuyệt vời đêm đêm, và sai lầm của đài phát thanh Quân Ðội là đã cho phát tán hình ảnh thật của cô Hoàng Xuân Lan. Ðến nay, chúng tôi thấy không cần thiết phải đòi hỏi sự xuất hiện của hai cô thủ vai Dạ Lan, dù với mục đích hay hảo ý nào đi nữa. Vả lại, thời gian đã gần 40 năm trôi qua, nên giữ lại những hình ảnh đẹp đẽ của “những ngày xưa thân ái”, với giọng nói dịu dàng, êm ái đêm đêm như ru hồn đã làm ấm lòng biết bao nhiêu chiến sĩ, thế là đủ. Người giữ vai xin đừng ai nhận mình là Dạ Lan và người ái mộ đi tìm không nên truy bức tận cội nguồn của những nhân vật, đã được gọi là... huyền thoại.(Huy Phương). Tôi cũng muốn như ông Huy Phương,nhưng đến lúc này rôi thì phải chiều theo chí tò mò của các bạn để mời xem chân dung Trương Chi vậy!Hy vọng không bị thất vọng như công chúa Mỵ Nương:
Hồng Phương Lan (Dạ Lan 2)xưa(nguồn) và nay (nguồn)
Vả lại chuyện này đã quá nhiều người bật mí,mà toàn là những "người trong cuộc",nên tôi có nói ra thì chỉ là "hớt lẻo"chứ chưa đến nỗi là "thủ phạm":
Dạ Lan 1(Xuân Lan) sinh con gái.Cô nuôi con và sống một mình,không kết hôn với ai.Cô con của Dạ Lan có người bạn trai quốc tịch Pháp.Sau tháng tư năm 1975 anh về Pháp,khoảng năm 1985 anh trở lại Saigon cưới con gái cô Dạ Lan,mang vợ sang Pháp,Dạ Lan ở lại Việt Nam.Năm 1990 tôi đi tù về gặp lại Dạ Lan,trước đó sống với một người bạn của tôi, đến năm 1987_88 thì không còn sống với ông ấy nữa ..." (Hoàng Hải Thủy) Từ nhiều mảnh ghép thông tin,cuộc đời Xuân Lan dần rõ nét: Cũng như chị Lan Nhi, hồi đó Bh cũng rất mê chương trình Dạ Lan (thuả Dạ lan 1). Theo Bh thì Dạ Lan 1 có giọng nói quyến rũ hơn Dạ Lan 2. Cho nên khi Dạ Lan 1 nghỉ, thính giả vẫn nhớ nhiều tới giọng nói của cô . Dạ Lan 2 Mỹ Linh là nhân viên Đài Quân Đội trước Dạ Lan 1 Xuân Lan là vì DL1 từ Đông Hà vào Saigon sau được chọn "vai" Dạ Lan trong khi cô Mỹ Linh đang làm ch/trình Nhạc ngoại quốc . Khi DL1 vì nhiều "sự cố" nghỉ nên Mỹ Linh đã thay thế "vai" đó. Cuộc đời người con gái (Dạ Lan 1) ấy thật đúng là chín cái lênh đênh. Cô rời bỏ Saigon lên Đà Lạt với một bào thai mấy tháng (tác giả là Ca sĩ AN ), câu chuyện tình sôi nổi một thời .Khoảng một trong những năm giữa thập niên 60, Bh có lên Đà Lạt và có đến thăm hai mẹ con Dạ Lan 1, khi đó sống trong một căn nhà nhỏ đơn sơ ( khi nào tìm được bức ảnh, Bh sẽ đưa lên đây để anh Cao Nguyên và chị Lan Nhi cùng các bạn xem). Cảm phục Dạ Lan 1, một mình nuôi con . Khoảng năm 1982, 83 Bh đang phụ trách lớp học sinh giỏi Văn của thành phố . Một hôm đọc phần lý lịch của học sinh, thấy có một em nữ có bố là Từ Ngọc Toản, mẹ là Hoàng Xuân Lan, Bh hỏi em có phải ba em là ca sĩ AN không? Em xác nhận .Thế là Bh gặp lại DL 1. Trước khi Bh rời VN sang Mỹ,Bh tìm DL 1 để chào từ giã, và rất vui khi thấy DL 1 vui tươi hơn. DL 1 nói rằng hiện đang rất hạnh phúc chung sống với nhà văn Văn Quang (vừa tù CS ra). Hai người sống với nhau có lẽ cũng mấy năm và chia tay. Bây giờ DL sống một mình và đi làm việc từ thiện . Con gái DL 1 hiện sống cùng chồng con ở Pháp. DL 1 vẫn thường xuyên liên lạc với nhà thơ Nhất Tuấn, và chính anh Nhất Tuấn đã cho email của DL1 để BH liên lạc . Tuy nhiên vì công việc bận rộn nên Bích Huyền đã không liên lạc thường xuyên. Có lẽ Bh sẽ tìm cách liên lạc lại và rất mong có một tổ chức quân đội nào mời DL1 sang Mỹ hội ngộ cùng "các anh chiến sĩ", Bh sẽ được gặp lại người bạn cũ, một phụ huynh học sinh hết lòng vì con ... Có được một chương trình Dạ Lan đi sâu vào lòng người (không chỉ riêng các chiến sĩ ngoài tiền tuyến mà còn là thính giả miền Nam đủ thành phần), Bh nghĩ rằng ngay chính bản thân hai Dạ Lan và thính giả -trong đó có Bh- phải nhớ ơn những người sáng lập ra chương trình này cùng một Ban Biên tập đã bỏ tim óc ra để biên soạn chương trình cho hai Dạ Lan thực hiện . Chúng ta vinh danh hai xướng ngôn viên Dạ Lan thì không thể không vinh danh những người đó . Bh không biết họ là ai, nhưng chắc chắn là quý vị chiến sĩ cầm bút của ngành Chiến Tranh Chính Trị . Trong tương lai, nếu có một buổi hội ngộ, Bh mong được tặng hoa cảm ơn đến hai Dạ Lan và Ban Biên tập chương trình. Bich Huyền(Nguồn) Đến đây thì ta đã được biết thêm,rằng nếu Bích Huyền ( Câu chuyện Thơ Nhạc/VOA) không nói sai (chẳng có lí do gì để nói sai!),Xuân Lan đã phải đổi nhiệm sở vì có con với ca sĩ Anh Ngọc,Từ Ngọc Toản,cô con gái tên Từ Ngọc Ánh Ngọc.Và người bạn mà ông Hoàng Hải Thủy nói rằng đã sống chung với Xuân Lan một thời gian,chính là xếp cũ Văn Quang! Đến đây tôi xin mời các bạn nghe lại tiếng nói Dạ Lan giới thiệu một số bài nhạc trong chương trình: Dạ Lan tặng nhạc các Chiến sĩ bộ binh: (Bài Thúc Quân của Văn Giảng) Dạ Lan tặng nhạc Toàn thể Chiến sĩ ở Tiền Tuyến (Bài Em Hậu Phương Anh Tiền Tuyến của Minh Kỳ) Dạ Lan tặng nhạc các Chiến sĩ Thiết Giáp và Pháo Binh (Bài Trăng Tàn Trên Hè Phố của Phạm Thế Mỹ) Dạ Lan tặng nhạc các Chiến Sĩ Nhảy Dù (Bài Người ở lại Charlie của Trần Thiện Thanh) Dạ Lan tặng nhạc các Chiến Sĩ Biệt Động Quân (Bài Một Người Đi của Mai Châu) Dạ Lan tặng nhạc các Chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến (Bài Rừng Lá Thấp của Trần Thiện Thanh) Dạ Lan tặng nhạc các Chiến Sĩ Pháo Binh (Bài Anh Không Chết Đâu Anh của Trần Thiện Thanh) Dạ Lan tặng nhạc các Chiến Sĩ Biệt Kích Dù Lôi Hổ (Bài Thương về Mùa Đông Biên Giới của Nguyễn văn Đông) Dạ Lan tặng nhạc người Chiến sĩ Vô Danh (Bài Một Ngày Tôi Đi Qua của Mai Châu) Dạ Lan tặng nhạc Chiến sĩ Không Quân (Bài Huyền Sử ca Một Người Mang Tên Quốc của Phạm Duy) Dạ Lan tặng nhạc các Chiến Sĩ Hải Quân (Bài Hoa Biển của Anh Thy) (nguồn) Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ Lê Ngọc Phượng Tháng 9/2012 |
No comments:
Post a Comment