Xem truyện Kim Dung, ngẫm thế nào là bạo chính
Lý Tự Thành là một nhân vật khá nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, ông là lãnh tụ của khởi nghĩa nông dân lật đổ nhà Minh. Nhưng sau khi ông tiến vào Bắc Kinh chưa bao lâu thì quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống chiếm mất Trung Quốc. Lý Tự Thành vừa đoạt được giang sơn đã mất ngay, rốt cuộc là vì sao?
Dưới ngòi bút của Kim Dung, rất nhiều nhân vật lịch sử đều đã được “tiểu thuyết hóa”, trong đó có Lý Tự Thành. Lý Tự Thành xuất hiện trong bộ Bích Huyết Kiếm, tuy có vẻ là một nhân vật rất phụ, nhưng ông và cuộc khởi nghĩa của ông lại đóng vai trò xuyên suốt toàn bộ cuốn tiểu thuyết này.
Ban đầu Kim Dung mô tả Lý Tự Thành như là một người anh hùng thực thụ, ông ăn to nói lớn đi lại như rồng, là người chính trực thẳng thắn. Hơn nữa ông còn rất “dân dã”, đường đường là thủ lĩnh của một đội quân mà ông “đi chân trần mặc áo rách” như một nông dân bình thường, ông đồng cam cộng khổ với người nghèo và cùng chia ngọt sẻ bùi với binh sĩ, khiến ai nấy đều kính trọng vị “vương giả áo vải” này.
Ngoài ra, vì thời bấy giờ Minh triều đã hủ bại, nên binh sĩ triều đình thường xuyên cướp bóc dân lành, giết người và hãm hiếp phụ nữ là chuyện xảy ra như cơm bữa. Lý Tự Thành đã khẳng định “uy tín” của mình qua 2 câu nói “Giết một người như giết cha ta; Hiếp một người như hiếp mẹ ta”, tỏ rõ ông là người hoàn toàn đứng về phía dân lành và nhất định đòi lại công bằng cho dân bằng mọi giá, ông coi dân như “cha mẹ” của mình.
Cũng bởi những điều như vậy mà Lý Tự Thành được lòng dân, đánh đâu thắng đó, thế như chẻ tre, cuối cùng đã tiến được vào Bắc Kinh. Người dân khắp thành đều ùa ra đường chào đón ông, tung hô tên tuổi của ông, khiến hoàng đế Minh triều là Sùng Trinh phải xấu hổ treo cổ tự vẫn.
Kim Dung miêu tả nét “dân dã” của Lý Tự Thành qua một chi tiết khá thú vị: Khi Lý Tự Thành ngồi lên ngai vàng, một hoàng tử của triều Minh bị ông bắt được đã kêu lên: “Xin ngươi đừng tàn hại bách tính!”.
Lý Tự Thành bước xuống đứng cạnh vị hoàng tử vỗ ngực nói: “Ta chính là bách tính đây!”, rồi ông cởi áo ra chỉ những vết sẹo trên người mình cho hoàng tử xem và nói: “Chỉ vì ta bị đám tham quan đánh đập tàn nhẫn chịu không nổi mới phản loạn”.
Nói chung từ lúc xuất binh đến lúc ngồi lên ngai vàng, Lý Tự Thành dưới bút Kim Dung là người rất chính khí, rất oai phong. Nhưng ngay sau đó, sau màn biểu diễn “cởi áo khoe sẹo” đậm chất dân dã của mình, Lý Tự Thành hoàn toàn thay đổi.
Ông dung túng thuộc hạ cướp bóc, dung túng thuộc hạ giết người, dung túng thuộc hạ hãm hiếp phụ nữ. Những gì mà ông hô hào trước đây “giết một người như giết cha ta, hiếp một người như hiếp mẹ ta” không còn thấy nữa, chính thuộc hạ của ông đều đang có những hành vi đó.
Bách tính vô tội – những người đã mở cửa chào đón ông trong hạnh phúc, bây giờ rơi lại vào đau khổ và thất vọng khi nhận ra vị cứu tinh của họ cũng hành xử không khác gì hoàng đế triều Minh, thậm chí còn tệ hơn.
Lý Tự Thành tuy không trực tiếp nói ra, nhưng ông cho rằng “nên như thế”, ông cho rằng đã khổ công giành lấy thiên hạ thì phải được “hưởng thụ”, ông rốt cuộc cũng chỉ coi bách tính thiên hạ như những món đồ nhỏ nhặt mà thôi.
Kim Dung nhiều lần ngầm ám chỉ ĐCSTQ là tổ chức tà ác
Bộ tiểu thuyết cuối cùng của Kim Dung là “Lộc Đỉnh Ký”, thời điểm viết cuốn tiểu thuyết này cũng là lúc mà kiếp nạn 10 năm của Cách mạng Văn hóa đang diễn ra. Thần Long giáo trong Lộc Đỉnh Ký là một tà giáo trong giang hồ thời cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, mục đích của Thần Long Giáo chính là thống nhất giang hồ, “xưng hùng thiên hạ”.
Người ta cho rằng Thần Long Giáo được ngầm ví như Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bởi vì Thần Long Giáo muốn “nhất thống giang sơn” rất giống với ĐCSTQ muốn thực hiện “thế giới đại đồng” của “Chủ nghĩa cộng sản” trên toàn thế giới.
Còn giáo chủ của Thần Long Giáo là Hồng An Thông, là kẻ ác độc, thích nghe những lời ninh bợ của giáo đồ. Dư luận cho rằng, Hồng An Thông làm ra những thứ như văn tự ngục (bức hại kẻ tri thức khiến họ phải ngồi tù oan), ngữ lục, ca công tụng đức, v.v, đều vô cùng giống với người đứng đầu ĐCSTQ Mao Trạch Đông.
Lý Tự Thành cũng là 1 nhân vật có thật được tiểu thuyết hóa mang hơi hướng giống với Mao, ông đi lên từ hoàn cảnh khó nhọc, đem xuất thân bần hàn của mình để giành lấy sự ủng hộ của bách tính.
Cả Lý Tự Thành và Mao có điểm chung là trưởng thành trong hoàn cảnh triều đình hủ bại, dẫu có an phận hay vùng lên thì cùng lắm cũng chỉ là một cái chết, chi bằng đứng lên tìm cho mình chút cơ hội sống còn. Những hô hào mang khẩu hiệu lợi ích đại chúng chính là vũ khí lợi hại giúp Lý Tự Thành và Mao Trạch Đông đoạt được chính quyền. Rất nhiều người dân đương thời đã giao phó sinh mạng của mình cho sự nghiệp khởi nghĩa của bọn họ với mong ước có được một tia sáng cho tương lai, ít nhất là cũng cho các thế hệ kế tiếp.
Bạo chính cũng biết nói những lời tốt đẹp
Có người nói, ĐCSTQ cũng là vì lợi ích của nhân dân, thời kỳ đầu cũng là vì nhân dân mà khởi nghĩa, chỉ là vì sau đó những đảng viên không còn tốt nữa mới tạo tiếng xấu cho đảng. Thực sự hoàn toàn không phải vậy.
Có 2 loại bạo chính: Loại thứ nhất thẳng thắn thừa nhận bản chất, dùng vũ lực kiểm soát người dân. Loại này có thể gọi là cường bạo, đi lên từ vũ lực, dùng họng súng để duy trì quyền lực, chỉ nói sức mạnh chứ không nói đạo lý. Loại này không thực sự đáng sợ.
Loại thứ hai là âm hiểm gian trá, dùng các loại xảo thuật mị dân để lấy lòng người, sau đó đoạt được quyền lực vẫn tiếp tục lừa người, loại này mới thực sự đáng sợ. Vì nhiều nhân vật chính nghĩa và thành phần tinh anh tưởng rằng đây chính là tương lai của đất nước mà cống hiển cả thanh xuân lẫn tương lai cho chúng. Khiến cho vàng thau lẫn lộn, người dân cũng vì đó mà hoa mắt, không phân biệt được đám người này là tốt hay xấu.
Chính vì bạo chính loại này mà đã gây ra vô số khổ nạn và bi kịch cho nhân dân. Vì lúc này chính nghĩa đã đổi màu, kỷ cương đã biến chất, con người khó mà có một tiêu chuẩn chính xác để nhận định đúng sai thật giả.
Nếu không tin thì hãy nhìn về quá khứ của Mao Trạch Đông, thời kỳ “Đại nhảy vọt”, tại Trung Quốc có hàng chục triệu người chết đói. Nhưng thực đơn của Mao vẫn đầy ắp những sơn hào mỹ vị, kể cả những món rất khó tìm thời đó. Mao ăn nhiều đồ bổ đến mức bị béo phì, nhưng ĐCSTQ lại tuyên truyền là Mao vì thiếu ăn mà bị phù thũng.
Ngoài ra Mao cũng cưỡng bức rất nhiều cô gái nhà lành, dự tính có đến cả ngàn thiếu nữ bị cưỡng ép phải thỏa mãn dục vọng của ông ta. Lập luận của Mao cũng tương tự như Lý Tự Thành trong truyện Kim Dung: Ngày xưa nguy hiểm giành lấy giang sơn, nay có giang sơn rồi thì phải được hưởng thụ, như vậy mới ‘bõ công’.
Nên mới nói, loại bạo chính mà ĐCSTQ ngày nay đang duy trì quả thực rất đáng sợ.
Thiên Bảo & Thế Di
No comments:
Post a Comment