MUỐN HIỂU CUỘC CHIẾN MỸ - TRUNG, CẦN HIỂU VỀ BẢN CHẤT
Nhân kỷ niệm 40 năm Trung Quốc thực hiện chính sách "Cải cách và mở cửa", ông Tập Cận Bình có bài phát biểu dài 80 phút trong đó có những câu nói thoạt nghe qua rất cứng rắn khiến nhiều nhà phân tích bắt đầu nghĩ ngược lại theo hướng Trung quốc sẽ không dễ dàng đầu hàng Mỹ.
Chẳng hạn như câu này của ông Tập: “Không ai có quyền ra lệnh cho người Trung Quốc điều gì nên làm hay không nên làm".
Chính vì vậy chẳng hạn trên Bloomberg, một bài báo khi phân tích bài phát biểu của ông Tập đã nhấn mạnh: “Bất cứ ai cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nhanh chóng lùi bước trong cuộc chiến thương mại với Tổng thống Donald Trump đều nên suy nghĩ lại”.
Có một nhà báo người Việt ở nước ngoài hỏi tôi, vì sao nhiều nhà phân tích quốc tế cho rằng Mỹ khó lòng thắng Trung quốc, tôi giải thích là vì họ hay dựa vào hiện tượng để phân tích mà không kết hợp với bản chất. Hay nói cách khác, muốn hiểu bản chất thì cần phải kết hợp rất nhiều hiện tượng bên ngoài chứ không thể căn cứ vào một hai hiện tượng đơn lẻ mà rút ra kết luận được.
Với tư cách là một nguyên thủ quốc gia, trước một dịp lễ, thì việc nói câu nói “Không ai có quyền ra lệnh cho người Trung Quốc điều gì nên làm hay không nên làm" là quá bình thường, không thể hiện một cái gì ghê gớm cả. Trung quốc tuy đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng mọi thứ vẫn còn chưa có gì sứt mẻ, thì ông Tập chẳng lẽ không nói được câu nói đó!
Chúng ta nên nhớ rằng nói cứng rắn là nguyên tắc của các nguyên thủ quốc gia, ngay cả khi họ hiểu tình hình rất nguy cấp. Có những nguyên thủ quốc gia ngay trước khi rơi vào tình huống thập tử nhất sinh họ vẫn phát biểu mạnh mẽ như không có gì xảy ra. Chúng ta chắc hẳn còn nhớ sự cứng rắn của Saddam Hussein. Cho nên căn cứ vào một hai câu phát biểu để đánh giá tình hình thì sẽ rất sai lầm.
Mọi người có thấy rằng, nếu một nguyên thủ quốc gia như ông Tập, trong một dịp quan trọng như vậy, mà sau khi ông phát biểu xong, cả thế giới đều ồ lên rằng như vậy thì Trung quốc sắp sập tới nơi rồi, thì chắc chắ là tối hôm đó ông Tập phải viết sẵn đơn xin từ chức để hôm sau nộp sớm nếu không muốn bị phế truất ngay tức thì.
Cho nên muốn tìm thông điệp, phải tìm ở chỗ khác, không thể tìm trong những câu nói đó.
Chẳng hạn chúng ta thấy, là buổi lễ vinh danh những người tiền nhiệm nhưng không ai trong số họ có mặt. Chúng ta không thấy có ông Giang Trạch Dân và cả ông Hồ Cẩm Đào cũng không có mặt, một điều quá bất thường. Và không chỉ cựu tổng bí thư mà các cựu uỷ viên bộ chính trị còn sống lẽ ra phải có mặt đều không có mặt. Hàng loạt các nhân vật quan trọng còn sống như cựu thủ tướng Lý Bằng, cựu thủ tướng Chu Dung Cơ cùng các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 15 không có mặt đã đành, mà ngay một số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 16 đã nghỉ hưu như cựu phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, các ông Ngô Quan Chính và La Cán cũng không có mặt mà không có lý do gì. Quá ngược với sự đông đủ ở buổi lễ tương tự 10 năm trước.
Điều này nói lên thông điệp gì nếu không phải là các cựu lãnh đạo Trung quốc cũng đã thấy tình cảnh bi đát rồi nên không thiết tha gì với buổi lễ này.
Một điều quan trọng khác, là trong bài diễn văn của ông Tập, tuy hùng hồn nhưng cái quan trọng nhất thì thiếu, đó là kinh tế Trung quốc sẽ phát triển theo hướng nào trong tương lai không hề được ông Tập nhắc đến. Ông chỉ nói chung chung là sẽ mở cửa thị trường rất cởi mở mà thôi.
Vậy thì nếu dựa vào một vài câu nói cứng rắn theo kiểu công thức phải có trong những bài phát biểu như thế để suy luận rằng ông Tập đang rất quyết tâm thì có chính xác hay không, có lẽ chúng ta đều có thể trả lời được rồi.
Một vài thông tin để kết thúc bài này là, nhóm doanh nghiệp nhà nước Trung quốc đã bắt đầu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại, và hai là các bên Trung Mỹ chuẩn bị tiếp tục gặp nhau vào ngày 1/1 tới để thảo luận sâu hơn về hòa đàm bất bình đẳng 142 yêu sách của Mỹ. Đây mới là điều đáng quan tâm.
Ảnh: Ông Tập tại buổi lễ
Chẳng hạn như câu này của ông Tập: “Không ai có quyền ra lệnh cho người Trung Quốc điều gì nên làm hay không nên làm".
Chính vì vậy chẳng hạn trên Bloomberg, một bài báo khi phân tích bài phát biểu của ông Tập đã nhấn mạnh: “Bất cứ ai cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nhanh chóng lùi bước trong cuộc chiến thương mại với Tổng thống Donald Trump đều nên suy nghĩ lại”.
Có một nhà báo người Việt ở nước ngoài hỏi tôi, vì sao nhiều nhà phân tích quốc tế cho rằng Mỹ khó lòng thắng Trung quốc, tôi giải thích là vì họ hay dựa vào hiện tượng để phân tích mà không kết hợp với bản chất. Hay nói cách khác, muốn hiểu bản chất thì cần phải kết hợp rất nhiều hiện tượng bên ngoài chứ không thể căn cứ vào một hai hiện tượng đơn lẻ mà rút ra kết luận được.
Với tư cách là một nguyên thủ quốc gia, trước một dịp lễ, thì việc nói câu nói “Không ai có quyền ra lệnh cho người Trung Quốc điều gì nên làm hay không nên làm" là quá bình thường, không thể hiện một cái gì ghê gớm cả. Trung quốc tuy đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng mọi thứ vẫn còn chưa có gì sứt mẻ, thì ông Tập chẳng lẽ không nói được câu nói đó!
Chúng ta nên nhớ rằng nói cứng rắn là nguyên tắc của các nguyên thủ quốc gia, ngay cả khi họ hiểu tình hình rất nguy cấp. Có những nguyên thủ quốc gia ngay trước khi rơi vào tình huống thập tử nhất sinh họ vẫn phát biểu mạnh mẽ như không có gì xảy ra. Chúng ta chắc hẳn còn nhớ sự cứng rắn của Saddam Hussein. Cho nên căn cứ vào một hai câu phát biểu để đánh giá tình hình thì sẽ rất sai lầm.
Mọi người có thấy rằng, nếu một nguyên thủ quốc gia như ông Tập, trong một dịp quan trọng như vậy, mà sau khi ông phát biểu xong, cả thế giới đều ồ lên rằng như vậy thì Trung quốc sắp sập tới nơi rồi, thì chắc chắ là tối hôm đó ông Tập phải viết sẵn đơn xin từ chức để hôm sau nộp sớm nếu không muốn bị phế truất ngay tức thì.
Cho nên muốn tìm thông điệp, phải tìm ở chỗ khác, không thể tìm trong những câu nói đó.
Chẳng hạn chúng ta thấy, là buổi lễ vinh danh những người tiền nhiệm nhưng không ai trong số họ có mặt. Chúng ta không thấy có ông Giang Trạch Dân và cả ông Hồ Cẩm Đào cũng không có mặt, một điều quá bất thường. Và không chỉ cựu tổng bí thư mà các cựu uỷ viên bộ chính trị còn sống lẽ ra phải có mặt đều không có mặt. Hàng loạt các nhân vật quan trọng còn sống như cựu thủ tướng Lý Bằng, cựu thủ tướng Chu Dung Cơ cùng các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 15 không có mặt đã đành, mà ngay một số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 16 đã nghỉ hưu như cựu phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, các ông Ngô Quan Chính và La Cán cũng không có mặt mà không có lý do gì. Quá ngược với sự đông đủ ở buổi lễ tương tự 10 năm trước.
Điều này nói lên thông điệp gì nếu không phải là các cựu lãnh đạo Trung quốc cũng đã thấy tình cảnh bi đát rồi nên không thiết tha gì với buổi lễ này.
Một điều quan trọng khác, là trong bài diễn văn của ông Tập, tuy hùng hồn nhưng cái quan trọng nhất thì thiếu, đó là kinh tế Trung quốc sẽ phát triển theo hướng nào trong tương lai không hề được ông Tập nhắc đến. Ông chỉ nói chung chung là sẽ mở cửa thị trường rất cởi mở mà thôi.
Vậy thì nếu dựa vào một vài câu nói cứng rắn theo kiểu công thức phải có trong những bài phát biểu như thế để suy luận rằng ông Tập đang rất quyết tâm thì có chính xác hay không, có lẽ chúng ta đều có thể trả lời được rồi.
Một vài thông tin để kết thúc bài này là, nhóm doanh nghiệp nhà nước Trung quốc đã bắt đầu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại, và hai là các bên Trung Mỹ chuẩn bị tiếp tục gặp nhau vào ngày 1/1 tới để thảo luận sâu hơn về hòa đàm bất bình đẳng 142 yêu sách của Mỹ. Đây mới là điều đáng quan tâm.
Ảnh: Ông Tập tại buổi lễ
Cuộc chiến vẫn đang tiếp tục -thời gian sẽ trả lời phần thắng nghiêng về bên nào
ReplyDelete