Saturday, September 21, 2013

Sự tham gia chính trị của dân chúng


000_Hkg8838402-305.jpg
Một phụ nữ buôn bán hải sản tại một chợ ở Hà Nội đang sử dụng iPad hôm 26/7/2013
AFP pho

Sự tham gia chính trị của dân chúng
Kính Hòa, phóng viên RFA

Một phụ nữ buôn bán hải sản tại một chợ ở Hà Nội đang sử dụng iPad hôm 26/7/2013
AFP photo
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho dân chúng Việt nam tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia. Sự tham gia như thế là cần thiết cho một xã hội văn minh mà đảng cộng sản tuyên bố hướng tới.
Việc tranh luận về điều khoản số 258, bộ luật hình sự Việt Nam cho thấy một sự quan tâm đến chính trị của công chúng Việt Nam đã gia tăng đáng kể. Sự quan tâm này được phát triển nhanh chóng nhờ vào công nghệ thông tin với các bloggers, và mạnh mẽ hơn nữa trong vài năm gần đây với mạng xã hội. Nếu không có các điều kiện này thì ắt hẳn những bình luận, những thông tin, những quan tâm tới chính trị quốc gia không nở rộ như trong thời gian qua, vì các định chế chính trị ở Việt Nam không cho phép điều đó.


Một tác giả người Mỹ là ông Harold Lasswell trong một tác phẩm của mình về chính trị viết cách đây rất lâu, năm 1936, đề cập đến chính trị như là một cuộc tranh giành giữa những người thuộc tầng lớp tinh hoa.
Thập niên 30 này cũng chứng kiến trận thanh lọc khổng lồ do Stalin thực hiện, trong một mô hình chính trị Soviet, hoài thai từ các ý tưởng của Marx và Lenin, rằng nền chính trị phải được hai giai cấp đông đảo nhất của xã hội là công nhân và nông dân thực hiện một cách chuyên chính (chuyên chế.)
Sau thế chiến thứ hai, Harold bổ sung những ý tưởng mới trong cách nhìn về chính trị, trong đó ông nghiên cứu rộng hơn đến những tác nhân như văn hóa và con người tác động lên nền chính trị. Cùng thời gian đó, mô hình Soviet được mở rộng sang Đông Âu, Trung quốc,…với sự khẳng định mạnh mẽ nền chuyên chính, mà sau đó đôi khi được gọi tên là nền dân chủ tập trung. Và điều đáng nói là trong mô hình này cuối cùng cũng hình thành một tầng lớp tinh hoa mà Milovan Djilas, nhân vật ly khai từng đứng hàng thứ hai của đảng cộng sản Nam Tư, gọi là giai cấp mới thống trị bộ phận còn lại của xã hội..
Sự tác động của văn hóa và con người trong các mô hình chính trị phương tây càng phát triển hơn nữa với khái niệm xã hội dân sự mà Joseph Nye cho rằng, làm cho quyền lực tản ra khỏi chính quyền trung ương. Trong khi đó, mô hình thực nghiệm cộng sản đã sụp đổ, vết tích của nó tuy vậy vẫn tồn tại ở vài quốc gia mà Việt Nam là một trong số đó.
Mặc dầu đã chấp nhận kinh tế thị trường, nền chính trị Việt Nam vẫn được đảng cộng sản cầm quyền tuyên bố là một nền dân chủ tập trung, không chấp nhận các nhóm xã hội tự do, và do vậy sự tham gia vào chính trị của công dân vô cùng hạn chế. Hai tổ chức mang màu sắc xã hội là Quốc Hội, và Mặt Trận Tổ quốc thật sự vẫn nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhưng công nghệ thông tin đang làm thay đổi nhiều khía cạnh của nền dân chủ tập trung ấy.
Cây ngay không sợ gió
Kêu gọi tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa qua internet hôm 10/6/2011. AFP photo
Hệ thống blogs và mạng xã hội đã tạo nên hai tiền đề cho sự tham gia chính trị của dân chúng. Thứ nhất là sự tiếp cận thông tin. Thứ hai là sự mất kiểm soát của bộ máy cai trị trên một không gian điện tử mênh mông không biên giới.
Vài năm trước, trang mạng Bauxite Việt Nam với mục đích phản biện dự án Bauxite ở Tây Nguyên của nhiều nhân sĩ trí thức được thành lập. Trang mạng này tồn tại tới ngày nay và là nơi xuất phát của nhiều hành động chính trị của công dân Việt Nam. Chính nơi đây là nơi khởi phát kiến nghị 72 yêu cầu xóa bỏ điều 4 qui định sự độc tôn chính trị của đảng cộng sản trong nền chính trị Việt Nam.
Trang nhật ký điện tử của giáo sự toán học Ngô Bảo Châu thì dấy lên những ý kiến chính trị của công dân trong mục Cùng viết Hiến pháp.
Sự tham gia chính trị của những công dân tiếp cận với công nghệ thông tin càng dấy lên mạnh mẽ hơn khi xuất hiện liên tục các kiến nghị đòi cải tổ chính trị, và gần đây nhất là kiến nghị 258 cùng sự phản đối kiến nghị này như đã đề cập ở phần đầu.
Ý thức tham gia chính trị đã rõ ràng nơi các công dân.
Công dân trẻ tuổi Nguyễn Nữ Phương Dung nói về kiến nghị 258, “Chuyện chúng tôi làm là bình thường để góp phần làm thay đổi xã hội Việt Nam.”
Ý thức về sự tham gia chính trị, làm nhiều công dân vượt qua nỗi sợ hãi trước kia áp đặt bởi nền chuyên chính. Một công dân trẻ tuổi khác là Thảo Chi, sau chuyến đi Bangkok trao kiến nghị 258 cho Ủy ban nhân quyền Liên hiệp quốc đã nói về hoạt động của mình sau chuyến đi, “Chúng tôi làm tất cả đều công khai, chúng tôi không có gì lo ngại, chúng tôi không làm trái pháp luật, có thể là sẽ bị phiền nhiễu đôi chút.”

Chúng tôi làm tất cả đều công khai, chúng tôi không có gì lo ngại, chúng tôi không làm trái pháp luật, có thể là sẽ bị phiền nhiễu đôi chút.
- Blogger Thảo Chi
Nếu sự tham gia chính trị đó là rất rõ ràng nơi các công dân tiếp xúc với công nghệ thông tin, thì nó vẫn còn e ngại, không rõ ràng nơi tầng lớp đông đảo của xã hội Việt Nam là những người nông dân.
Dưới chính sách đất đai sở hữu toàn dân, hàng ngàn nông dân bị mất đất đã và đang biểu tình khắp nơi để đòi lại của cải của mình. Đây chính là những hành động chính trị, dù người nông dân không ý thức rõ ràng về chuyện ấy. Có lẽ một trong những nguyên nhân của sự không ý thức rõ ràng ấy chính là sự không tiếp cận với công nghệ thông tin của tuyệt đại đa số nông dân Việt Nam, cùng với hệ thống kiểm soát của đảng cộng sản ở thôn quê vẫn hữu hiệu hơn, nơi cuộc sống kém năng động hơn, tĩnh tại hơn, dễ kiềm chế hơn. Một nông dân nói với chúng tôi về sự e ngại những vấn đề chính trị:
“Khi đưa những thông mình của mình lên thì nên giấu tên đi nhé vì nó mang tính chính trị. Mình muốn tham gia câu chuyện một cách dân dã thôi vì mình không hiểu chính trị, mình không được học luật. Nhưng mà đôi khi bức xúc lên (cười) thì cũng chiến luôn, máu lắm (cười).”
Và thực sự là những người nông dân đã …chiến luôn… trong những xung đột xã hội vừa qua. Tiếng súng hoa cải Đoàn văn Vươn, tiếng súng lục Đặng Ngọc Viết, đều xảy ra ở môi trường nông thôn.
Để tạo nên một xã hội văn minh như đảng cộng sản vẫn hằng công bố, có phải chăng là nên dành chổ để đối thoại nhiều hơn ở nghị trường, hơn là những tiếng súng ở chiến trường như Tiên Lãng và Thái Bình? Phải chăng là cần sự tham gia chính trị nhiều hơn nữa của dân chúng
?
Posted by AnhHaiSG at 01:18 Gửi email bài đăng này

Tuesday, September 17, 2013

COC mịt mù khói sóng Biển Đông...



Tình hình Biển Đông:

COC mịt mù khói sóng Biển Đông, Philippines cầu ngoại viện

(Tin tức 24h) – Những diễn biến từ bàn đàm phán giữa ASEAN- Trung Quốc ở Tô Châu vênh so thực địa, thực tâm. Sự trái ngược đang chứng tỏ tương lai cho COC vẫn rất mịt mù dù ASEAN đã nỗ lực hết sức có thể.
Trung Quốc không mong muốn COC
 
Khác với phát biểu hôm 10/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi lên tiếng sẵn lòng trao đổi về vấn đề thực hiện nghiêm túc DOC và tiến tới bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) với ASEAN, trong cuộc hội đàm 2 ngày tại Tô Châu, quốc gia này vẫn bày tỏ quan điểm trì hoãn.
 
Hai phía đã đi vào thảo luận chi tiết của COC, sau đó chuyển kết quả phiên thảo luận lên các quan chức cấp cao của hai bên để xem xét và thông qua trong ngày thứ hai.
 
Hội nghị ASEAN-Trung Quốc ở Tô Châu thống nhất "tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả" Tuyên bố chung giữa các bên liên quan về Biển Đông (DOC) và giao cho một nhóm công tác chung hỗ trợ các quan chức trong tiến trình trao đổi xây dựng COC. Tuy nhiên không có thời gian biểu nào được đưa ra.
 
Quan chức ASEAN và Trung Quốc chụp ảnh lưu niệm. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh dẫn đầu (Ảnh: Xuân Dần)
Quan chức ASEAN và Trung Quốc chụp ảnh lưu niệm. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh dẫn đầu (Ảnh: Xuân Dần)

Tuy Trung Quốc không phản đối việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), nhưng vẫn giữ nguyên lập trường “Vấn đề lãnh thổ phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương. Việc xây dựng COC cần phải thận trọng”.
 
Lập trường đàm phán song phương và giải quyết COC “dần dần” của Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với quan điểm của ASEAN khi yêu cầu một thỏa thuận bình đẳng minh bạch giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc, bao gồm cả những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ và không tranh chấp.
 
Với lập trường này của Trung Quốc, ASEAN cho rằng Trung Quốc vẫn đang trì hoãn việc xây dựng COC thêm một lần nữa.
 
Trung Quốc vẫn ngắm vào Philippines
 
Song song với những diễn biến trên bàn đàm phán, giới truyền thông Trung Quốc cũng đăng tải hàng loạt bài báo chỉ trích Philippines, thể hiện thái độ đơn phương nhằm vào các quốc gia riêng lẻ trong khối.
 
Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc hôm 16/9 cáo buộc Manila là tìm cách làm "gián đoạn tham vấn ASEAN-Trung Quốc".
 
Trong bài xã luận đăng hôm 16/9, China Daily viết: "Lập trường thiếu trách nhiệm của Manila sẽ chỉ khiến Philippines ngày càng bị cô lập trong khu vực vì xu hướng không thể đảo ngược hiện nay là tìm kiếm giải pháp phù hợp cho tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) thông qua tham vấn và hợp tác song phương".
 
Hội nghị ASEAN +3 (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) lần thứ 14 diễn ra tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei tháng 6/2013. Tại hội nghị này, Trung Quốc đồng ý bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán về COC.
Hội nghị ASEAN +3 (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) lần thứ 14 diễn ra tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei tháng 6/2013. Tại hội nghị này, Trung Quốc đồng ý bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán về COC.

Thông điệp được China Daily đúng như nhận định của ông James Clad, trợ lý của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Trước khi phiên họp diễn ra, ông James Clad đã nhận định: “Sẽ không có một chuyển biến nào trong phiên họp lần này giữa ASEAN và Trung Quốc. Bởi lẽ, Trung Quốc không hề muốn có COC, đồng thời, bản thân các quốc gia ASEAN cũng không đồng thuận mục tiêu”.
 
“Campuchia đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm ủng hộ Trung Quốc, như vậy là đi ngược với cả khối. Trong khi đó, quan điểm cứng rắn của Philippines không nhận được sự ủng hộ của một số quốc gia không có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Đồng thời, Singapore, Indonesia vẫn giữ quan điểm trung lập, nhiều quốc gia có lợi ích và không có tranh chấp không muốn mối quan hệ của khu vực trở lên căng thẳng với Trung Quốc. Từ những bất đồng này, Trung Quốc hoàn toàn có thể tách riêng và cô lập ASEAN thành từng phần nhỏ”.
 
Cũng trong ngày 16/9, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích mọi diễn tiến trên bàn đàm phán COC đều bị Philippines phá rối. Báo chí nước này cũng thẳng thừng khẳng định Scaborough là của Trung Quốc và Philippines là kẻ “vừa ăn cướp vừa la làng”.
 
Tuy trên bàn đàm phán, hai bên ASEAN và Trung Quốc đã bước đầu có thêm một số thành tựu như khẳng định tiếp tục thực hiện DOC, lập đoàn công tác hỗ trợ quan chức cấp cao các bên về COC… nhưng trên thực tế, những gì diễn ra bên ngoài bàn đàm phán khiến cho tương lai về một Biển Đông an ninh, hợp tác, hòa bình còn rất xa vời.
 
Philippines tiếp tục gồng mình cầu ngoại viện
 
Sau cuộc đàm phán tại Tô Châu, như thường lệ, Philippines lại hứng chịu búa rìu của truyền thông Trung Quốc. Một động thái mới nhất của Philippines, nước này đã thuê Pháp tham gia đóng mới tàu tuần tra cỡ lớn và sửa chữa những tàu chiến cũ kỹ của mình. Philippines cũng mua lại những tàu chiến vừa ra khỏi biên chế của Pháp.
 
Tàu tuần tra lớp P400 của hải quân Pháp.
Tàu tuần tra lớp P400 của hải quân Pháp.

Cụ thể, chiếc tàu đầu tiên Pháp sẽ bàn giao cho Philippines năm 2014 là tàu tuần tra lớp P400 đã có 26 năm tuổi,  mới rời khỏi biên chế phục vụ. Tàu có độ đài 54,8 mét, nặng 373 tấn và một thủy thủ đoàn 29 thành viên kèm theo 2 xuồng nhỏ. P400 có tốc độ tối đa 44 km/giờ và được trang bị một pháo tự động 40 mm, một pháo tự động 20 mm, 2 súng máy và một số vũ khí hạng nhẹ.
 
Đồng thời Philippines cũng quyết định thuê Pháp đóng mới 1 tàu tuần tra dài 82 mét và 4 tàu nhỏ dài 24 mét với giá 120 triệu USD. Các tàu lớn hơn sẽ được sử dụng để đối phó với tàu Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển các nước láng giềng ở Biển Đông.
 
Trước đó, Philippines đã được sự hỗ trợ từ Nhật với 10 tàu tuần tra hiện đại, mua của Mỹ tàu chiến Hamilton, liên lạc với hải quân Tây Ban Nha về những hợp đồng vũ khí quy mô. Và nay đến với Pháp. Có vẻ như, Philippines đang tìm mọi nguồn vũ khí chất lượng cao giá rẻ để trang bị sức mạnh cho bản thân mình.
 
Sâu xa hơn, có thể Philippines đang muốn có nhiều quốc gia trên thế giới hiện diện lợi ích ở Biển Đông để tính quốc tế của vùng biển này được nhân rộng, để thói quen tự tung tự tác của Trung Quốc phải chùn tay.
 
Minh Tú (Tổng hợp)
;
 

Wednesday, September 11, 2013

Nhiều dòng gởi anh Ngô Đa

Nhiều dòng gởi anh Ngô Đa

Nguyễn T Bình

Mở đầu, xin tự giới thiệu với anh, tôi dân Sài Gòn trước 1975, từng ngồi ghế giảng đường đại học Văn khoa. Do đó, tôi khá tường tận phong trào SVHS Sài Gòn và một số đô thị miền Nam trước 1975, nếu không nói tôi từng là thành viên trong số đông thành viên “không giấy chứng nhận” của phong trào này. Trung thực mà viết, đối với phong trào SVHS, cũng như đối với lực lượng đàn áp phong trào SVHS, tên anh không nổi như các anh Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên, Lê Văn Nuôi và một số anh/chị khác. Tôi viết như vậy vì trên bình diện công khai phong trào SVHS nói chung chỉ có “thủ lĩnh”, không có “thủ trưởng”. Mọi hình thái tập hợp và hành động đều gần như “thanh thiên bạch nhật” trong trường học, trên đường phố dưới hình thức chủ yếu biểu tình và dĩ nhiên các “thủ lĩnh” luôn luôn có mặt ở vị trí hàng đầu vô cùng nguy hiểm, nhưng đó là yêu cầu không thể thiếu đối với người “thủ lĩnh”.
Gần 40 năm đã trôi qua với biết bao phận đời đổi thay cùng vận rủi của đất nước, dân tộc tới mức khiến đầu óc nhiều người không còn muốn nhắc quá khứ, cũng như không còn muốn nghĩ đến hiện tại và tương lai. Bởi, niềm thất vọng lớn quá, sự bế tắc khủng khiếp quá. Dù vậy, khi bất chợt đọc được bài viết “Xin hãy quay lại” ký tên anh đăng trên Tuổi Trẻ ngày 11/9, lòng tôi vẫn bồi hồi, hai mắt bổng đầy nước, cay cay. Vì, trong bài viết đó, anh đã nhắc đến phong trào SVHS mà tôi từng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Dù nội dung và mục đích chính bài viết này nhằm “thuyết phục” anh Lê Hiếu Đằng “quay về” sau khi anh Đằng đã trở thành Kinh Kha lần thứ hai, chỉ khác ở chổ khi trở thành Kinh Kha lần thứ nhất với bản án “tử hình vắng mặt” anh Đằng còn rất trẻ và khi trở thành Kinh Kha lần thứ hai anh ấy đã vào tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn gan dạ khó ai bằng. Tôi thương mến và quí trọng anh Lê Hiếu Đằng. Bởi, nói cách nào đó, ở cả hai thời đoạn tuổi trẻ và tuổi già, anh đều suy nghĩ và hành động đúng yêu cầu đối với một “thủ lĩnh” của ngày xưa cũng như của ngày nay.
Thưa anh Ngô Đa, tôi rất tiếc trong bài viết “Xin hãy quay lại” anh không nhấn mạnh mục tiêu của phong trào SVHS Sài Gòn và các đô thị miền Nam trước 1975 là “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Đây là mục tiêu công khai và là mục tiêu duy nhất đã tập hợp được đông đảo SVHS vào thời điểm đó. Có thể nói thêm, mục tiêu này cũng là niềm mong muốn, nỗi khát khao của số đông đồng bào Sài Gòn và miền Nam bấy giờ. Nhờ vậy, nhờ công khai mục tiêu “chống chiến tranh, đòi hỏi hòa bình”, phong trào SVHS đã lôi cuốn đông đảo tuổi trẻ trong và ngoài trường học cùng nhau tham gia, bất chấp thành phần lý lịch, gia đình. Và cũng nhờ vậy đã xuất hiện rất nhiều “Bà Mẹ Bàn Cờ”, bằng cách này, cách khác hết lòng hết dạ cưu mang, đùm bọc “đám trẻ phong trào SVHS”. Đúng vậy không anh Ngô Đa ?
Tôi tin điều tôi muốn anh nhấn mạnh như nêu ở trên cũng là điều số đông anh chị em từng trực tiếp hay gián tiếp tham gia, ủng hộ, hưởng ứng phong trào SVHS Sài Gòn và các đô thị miền Nam mong muốn. Ai ngộ nhận hoặc nói sai, viết sai về mục tiêu, tính chất phong trào này là không đàng hoàng, trung thực. Hết chiến tranh, hòa bình lập lại, đương nhiên phong trào SVHS chỉ còn là kỷ niệm trong ký ức cuộc đời nhiều người và đó mãi mãi là kỷ niệm đẹp. Dù nghe nói trong “tổng kết thắng lợi” người ta không đánh giá đúng mức tầm ảnh hưởng quan trọng của “mũi tiến công chính trị ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam” – trong đó có phong trào SVHS. Tôi cũng như rất nhiều anh chị em từng tham gia phong trào không (thèm) suy nghĩ, đoái hoài gì về sự đánh giá này. Bởi lẽ, về chính thức, phong trào SVHS không phải là một hình thái hoạt động của bất cứ tổ chức chính trị đảng phái xã hội nào, dù trong bí mật có sự giật dây của một số VC nằm vùng, nhưng lúc bấy giờ các vị này bố bảo cũng không dám hé lộ ra, trước tiên là vì các vị thuộc thiểu số nhỏ nhoi so với hàng trăm ngàn SVHS thuần túy tự nguyện tự giác tham gia “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Nếu lúc đó số đông anh chị em tham gia phong trào biết có sự trà trộn, giật dây của VC chắc chắn phong trào xẹp ngay. Chống chiến tranh, đòi hòa bình là nguyện vọng chính đáng, đương nhiên của mọi người Việt Nam lương thiện, chứ không riêng gì tuổi trẻ Sài Gòn và các đô thị miền Nam trước 1975. Có thể xem phong trào SVHS là một hình thái biểu lộ công khai tấm lòng “yêu nước thương nòi” đơn thuần của tuổi trẻ miền Nam trước 1975. Chứ không thể úp bộ phong trào này là “phong trào hành động cách mạng gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Cái nào ra cái đó, phải không anh Ngô Đa ?
Tôi xin kể anh nghe một chuyện. Tôi có thằng bạn cùng tham gia phong trào SVHS rất tích cực, vô tư. Tốt nghiệp đại học không hiểu sao nó bị bắt quân dịch, làm phi công máy bay trinh sát L19. Hòa bình lập lại, nó bị bắt đi học tập cải tạo mấy năm, rồi sau đó qua Mỹ định cư theo chương trình HO. Năm 1997 tôi gặp lại nó tại Mỹ. Nó kể: “Hồi đi lính, tao bị tụi an ninh quân đội lục vấn hoài, tụi nó hỏi tao trước đây có tham gia phong trào SVHS không. Tao biết tụi nó đã nắm tin rồi, nên tao trả lời có, tụi nó hỏi tiếp vậy tao là Vi Xi phải không, tao trả lời không phải. Tụi nó buộc tao chứng minh, tao nói trong lý lịch tao đã khai rõ ba tao là sĩ quan cảnh sát đặc biệt không đội trời chung với Vi Xi, tụi nó hỏi ngược lại vậy tại sao tao tham gia phong trào SVHS, tao trả lời vì tao không muốn chiến tranh chỉ muốn hòa bình. Tụi nó nói hòa bình đâu dễ vãn hồi khi Vi Xi quyết đánh tới cùng dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn và dù Hà Nội, Hải Phòng thành tro bụi cũng phải đánh để chiếm cho bằng được miền Nam, biến miền Nam giống như miền Bắc dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của cộng sản khổ sở tinh thần thể xác ghê gớm lắm. Mà thiệt là vậy phải không mậy? Sau 30/4/ 1975 tao hết còn muốn sống, nghĩ gì làm gì cũng bị khống chế nghĩ và làm theo ý của đảng. Mà đảng theo tao thấy chỉ luôn miệng nói yêu nước chứ thực tế đâu có thương nòi. Mầy còn nhớ không, hồi nhỏ tụi mình thường được cha mẹ, thầy cô dạy “yêu nước thương nòi” phải đi đôi với nhau, bây giờ đảng dạy “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, tao nghe chướng tai muốn chửi thề, yêu nước mà không thương nòi, cứ bắt chước thủ đoạn nham hiểm của ngoại bang kích động, xúi dục nòi giống hằn thù nhau, đấu tố nhau, đấu tranh giai cấp với nhau, tước đoạt tài sản mồ hôi nước mắt của đồng bào mình theo thói ganh ăn ghét ở rất đê tiện, rồi sau đó sắc phong chung cho tất cả đều có vai trò, trách nhiệm “làm chủ” dưới sự “lãnh đạo” của đảng và sự “quản lý” của nhà nước trực thuộc đảng, thế thì còn cái mẹ gì nữa quyền làm người, quyền tự do dân chủ vốn dĩ là những quyền cơ bản của nhân loại trên trái đất này…”. Thằng bạn phong trào SVHS của tôi đã nói thật nói thẳng vậy đó anh Ngô Đa. Mong anh chịu khó ngược dòng thời sự 38 năm qua để kiểm chứng sự thật đúng sai, cũng như để anh khỏi hoài nghi tôi đã mượn mồm bạn tôi phun ra nỗi niềm của mình – giống như thói quen của tầng lớp cán bộ cầm quyền đương thời đã lạm dụng dài dài, thường xuyên hai chữ “nhân dân”. Sự lạm dụng có chủ đích này nếu suy nghĩ cho kỹ sẽ thấy bất lợi cho cả hai phía, chứ không phải một phía – nhân dân – đâu anh Ngô Đa.
Thưa anh Ngô Đa, đọc những dòng anh viết gởi anh Lê Hiếu Đằng, tôi cảm nhận được hai điều nơi anh. Thứ nhất, anh là người sống có niềm tin vào lý tưởng đã chọn từ khi xuất hiện trong phong trào SVHS “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Thứ hai, anh là người có sức chịu đựng bất chấp thực tế đã và đang diễn ra bất lợi cho dân cho nước mình. Xin cho phép tôi đưa ra nhận định ở đây, có lẽ ở điểm thứ nhất, anh không khác gì anh Lê Hiếu Đằng. Nhưng ở điểm thứ hai thì anh hoàn toàn khác anh Lê Hiếu Đằng. Vì vậy, chưa biết ai phải nói với ai câu “Xin hãy quay lại” cho đúng lẽ đời và đạo lý công dân “yêu nước phải thương nòi”. Nòi là nòi giống, đồng bào – những người “chung bào thai” với mình đó anh Ngô Đa. Chúng ta đã từng công khai “chống chiến tranh, đòi hòa bình” cho đất nước một cách quyết liệt. Vậy, xin hỏi anh Ngô Đa, tại sao giờ đây anh lại chủ trương hãy “từ từ” trong giải quyết biết bao bất công, khổ nạn làm cho đồng bào mình điêu linh, đất nước mình lâm nguy? Tại sao không thể quyết liệt? Trong khi ai cũng biết sau khi làm cho miền Nam sau 1975 tiêu điều xơ xác như miền Bắc sau 1954, đảng buộc phải “đổi mới”, nhưng chỉ “đổi mới” kinh tế mà thôi, vì vậy tham nhũng đã nhanh chóng nảy sinh tưng bừng gốc ngọn hoa lá cành, hút sạch sinh lực đất nước và nội lực trong dân suốt 27 năm “đổi mới”, năm sau hút bạo hơn năm trước theo đà tăng trưởng GDP. Tất cả sự tham nhũng đều trong hệ thống lãnh đạo và quản lý đất nước, chứ không phải trong dân. Do đó càng cần quyết liệt hơn cả khi phong trào SVHS quyết liệt “chống chiến tranh, đòi hòa bình” mới đúng chứ anh Ngô Đa. Ba mươi tám năm rồi, đâu phải ngắn ngủi gì cho cam, mọi ảo vọng và thử nghiệm chính trị đều cần nên kết thúc và sự kết thúc này nếu được diễn ra, cũng như diễn ra được trong tình đồng bào thì rất tốt.
Anh có mong vậy không anh Ngô Đa ? Chắc anh hiểu ở bất cứ thời nào và dưới bất cứ triều đại nào, “quan” bao giờ cũng nhất thời, chỉ có “dân” vạn đại mà thôi. Con đường anh đang đi để viết ra bài “Xin hãy quay lại” là con đường của “quan”. Con đường anh Lê Hiếu Đằng đang đi là con đường của dân. Khác nhau hoàn toàn, xét cả bề rộng lẫn chiều sâu. Nói gọn, anh đã chọn cái “nhất thời”, anh Lê Hiếu Đằng đã chọn cái “vạn đại”. Đánh giá sự khác biệt này trong ý thức bắt buộc yêu nước phải thương nòi, tôi nhận ra tuy cùng điểm xuất phát, cùng quê nhà, cùng tổ chức, cùng là đồng sự, đồng nghiệp bao năm với nhau, nhưng anh Lê Hiếu Đằng “giác ngộ” hơn anh rất nhiều anh Ngô Đa ạ. Vì vậy, trước khi tạm kết thúc bài viết “Nhiều dòng gởi anh Ngô Đa”, tôi xin mượn tựa bài viết “Xin hãy quay lại” của anh để nói thật cụ thể với anh như vầy: Anh Ngô Đa ơi, hãy quay về với nhân dân!

N. T. B.

“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự nhiên vứt bỏ đi được … kẻ nào dám đem một thước núi sông, một tấc đất biên ải của tổ tiên để lại làm mồi cho giặc thì kẻ ấy sẽ bị tru di…!”

“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự nhiên vứt bỏ đi được … kẻ nào dám đem một thước núi sông, một tấc đất biên ải của tổ tiên để lại làm mồi cho giặc thì kẻ ấy sẽ bị tru di…!”
Lê Thánh Tôn
(Đại việt sử ký toàn thư)

Tuesday, September 10, 2013

HOANG SA-TRUONG SA




"Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung Quốc hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa."

Nén đau xăm bản đồ Trường Sa, Hoàng Sa trên lưng

Nén đau xăm bản đồ Trường Sa, Hoàng Sa trên lưng

Nén đau xăm bản đồ Trường Sa, Hoàng Sa trên lưng

Để có một bản đồ với đầy đủ biển đảo quê hương, anh Chúc ở Lâm Đồng đã thuê một thợ xăm thực hiện ròng rã 2 ngày đêm.
Hình xăm bản đồ Việt Nam trên lưng anh Trần Văn Chúc
Hình xăm bản đồ Việt Nam trên lưng anh Trần Văn Chúc.



Anh Trần Văn Chúc (28 tuổi, ngụ tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) vừa xăm bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trên chính lưng của mình.
Để có một bản đồ với đầy đủ biển đảo quê hương, anh Chúc đã thuê một thợ xăm thực hiện ròng rã 2 ngày đêm.
Bản đồ được thực hiện với các đường nét tinh xảo, các đường biên giới tương đối chính xác so với bản đồ trên thực tế. Toàn miền Bắc được cách điệu, mô phỏng bằng mặt trống đồng cùng các hình vẽ đời sống sinh hoạt cộng đồng của cư dân.
Chúc cho biết ý tưởng này đã được anh nung nấu từ nhiều năm qua nhưng đến nay mới thực hiện được.
“Tôi xăm hình không phải để làm đẹp hay chạy theo “mốt” như nhiều người khác. Tôi là người yêu nước, tôi muốn truyền cảm hứng yêu nước tới tất cả mọi người, nhất là những bạn trẻ” - anh tâm sự.
Theo Người Lao Động

CUOI VUI


                                 CUOI VUI
Dưới đây là hai truyện ai đó gửi nhầm vào Emai nhà miềng. Post lên cho vui. 

Tổ tiên người Nhật
                                                   OJ
Có một nhà nghiên cứu nhân chủng học người Nhật đi tìm nguồn gốc tổ tiên của dân tộc mình. Ông ta đã đi khắp thế giới để tìm kiếm nhưng vô vọng. Cuối cùng, ông trở về châu Á và đặt chân đến Việt Nam. Đến ga Huế, tình cờ ông nghe được 2 người dân địa phương trò chuyện với nhau:
- Mi đi ga ni?
- Ừ, tau đi ga ni. Mi đi ga mô?
- Ga tê. Tau đi ga tê.
- Ga tê ga chi?
- Ga Lăng Cô tề.
- Răng đông như ri?
- Ri mà đông chi!
- Mi ra ga mô?
- Ra ga Nam Ô.
- Khi mô mi đi?
- Chừ chứ khi mô.
- Mi lo đi đi.
- Ừ, tau đi nghe mi!
Nhận ra cách phát âm ngôn ngữ của người dân địa phương ở đây không khác gì tiếng Nhật ngày nay, nhà nghiên cứu người Nhật đã mừng rỡ reo lên:
- A! Đây chính là tổ tiên của người Nhật.
*****

Những cái tên Lào "dễ thương"

Việt, Lào: 2 xứ láng giềng, cùng loại ngôn-ngữ "Có Dấu."  Nhưng nếu tiếng Việt có đủ các Dấu (Huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng) thì tiếng Lào chỉ toàn dấu hỏi!

Việt Nam từ khá lâu có 1 thói quen rất "phản Khoa học", "phản Ngoại Ngữ" là cứ khi gặp 1 chữ nước ngoài nào, kể cả tên người ta là bèn phiên âm sang tiếng Việt. Như vậy khi cần tra cứu thêm, không biết được chữ gốc viết như thế nào làm sao tra? Và chính cái người có tên được phiên âm khi nhìn vào chưa chắc đã nhận ra đó là tên của mình!!
Thậm chí nhiều khi những danh từ riêng về địa danh mà cũng dịch nữa.  Thí-dụ như tên của 1 sân đá banh rất nổi tiếng ở Pháp là  Parc Des Princes, báo chí Việt Nam dịch chính thức là sân banh Công Viên Các Hoàng Tử thì kỳ cục quá! Mà nếu có phiên âm là “Pác Đề Pơ Ranh Xơ” cũng chẳng ra làm sao; nếu Bạn tới Paris hỏi thăm đường đi Parc Des Princes mà phát âm y như vậy, ngay cả viết ra giấy "Pác Đề Pơ Ranh Xơ," thì "Ông Cố Nội" thằng Tây cũng không biết mà chỉ cho Bạn được, chớ đừng nói là hỏi "Công Viên Các Hoàng Tử"!!

Sau đây , mời xem 1 đoạn trên báo Việt Nam nói về những cái tên rất  "dễ thương" của những người bạn Lào "anh em" của chúng ta:

Đoàn đại biểu cao cấp của nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào anh em sang thăm Việt Nam. Thành phần gồm có các Đồng Chí:

- Vay Hẳn Xin Xin Hẳn, Săm Thủng Kêu Van Hỏng, Ôm Phản Lao Ra biển, Say Xỉn Xông Vô Hẻm, Teo Hẳn Mông Bên Phải, Tay Xỏ Mông Thum Thủm, Xà Lỏn Dây Thun Lỏng, Y Hẳn Tay Xin Đểu.

Trong đoàn cấp cao này còn có các nhà báo nổi tiếng như:

- Đang Ỉa Lăn Ra Ngủ, Leo Tủ Ăn Đu Đủ, Ăn Tỏi Xong Bum Bủm.

Và một nữ ký giả lão thành là:

- Cai Hẳn Thôi Không Đẻ.

Thiệt hết ý kiến!!!


 
                                          OJ

Sunday, September 8, 2013

Hãy trả lại sự bình thường cho người dân Việt Nam –Nhìn từ trường hợp của Nhật bản


Hãy trả lại sự bình thường cho người dân Việt Nam –Nhìn từ trường hợp của Nhật bản

Quốc Tư

(1) Hai cha con nhà Ishihara


Ông Ishihara Shintaro(石原 慎太郎) năm nay 80 tuổi, là đồng chủ tịch Hội (đảng) Duy Tân Nhật bản (Japan Restoration Party)
Ông Ishihara Nobuteru, năm nay 56 tuổi, con ruột của ông Ishihara Shintaro, là đại biểu Hạ nghị viện Nhật bản thuộc đảng cầm quyền Tự Do Dân Chủ (LDP) cũng là Bộ trưởng Bộ Môi trường hiện nay.

                                                      Ishihara Nobuteru
Người cha vốn là một nhà văn nổi tiếng, từng là đại biểu quốc hội của đảng Tự Do Dân Chủ (LDP), hai lần làm bộ trưởng, sau đó đắc cử chức thị trưởng thành phố Tokyo, tiếp tục vị trí nầy trong hơn 3 nhiệm kỳ (1999 - 2012). Đang ở năm thứ hai của nhiệm kỳ thứ tư, ông gia nhập đảng Duy Tân Nhật bản và trở thành đồng chủ tịch đảng này.


Đảng Duy Tân Nhật bản chủ trương tăng quyền cho các chính quyền địa phương, dân bầu trực tiếp thủ tướng, bãi bỏ thượng viện, áp dụng chính sách chấm dứt việc dựa vào phát điện hạt nhân, cải cách giáo dục, v.v. Đảng nầy mới được thành lập vào tháng 9 năm 2012, khởi đầu hoạt động với sự tham gia của 13 đại biểu quốc hội đã rời bỏ các đảng LDP, đảng Dân chủ Nhật bản, đảng Minna no To (Đảng của mọi người)... Trong cuộc bầu cử hạ viện tháng 12 năm ngoái, đảng này giành được 54 ghế, trở thành đảng lớn thứ ba trong quốc hội Nhật bản, chỉ kém đảng Dân chủ là đảng cầm quyền trước khi bầu cử ba ghế.
Người con (Ishihara Nobuteru) từng là Tổng thư ký đảng LDP, mấy lần giữ chức bộ trưởng, nay là Bộ trưởng Bộ Môi trường, kiêm Bộ trưởng đặc nhiệm Văn phòng phủ Thủ tướng.
Không thấy ai nói người cha phản đảng cũ khi ông tham gia lập đảng mới như đã nói ở trên hay phản bội dân tộc hoặc “suy thoái đạo đức lối sống” (!) cả. Đảng LDP mà người con là đảng viên (một đảng khác với đảng của người cha) là đảng đang cầm quyền, cũng không thấy nói đảng mình là duy nhất, phê phán người cha vô ơn, hay hăm dọa người con “đời mi tàn rồi, vì có bố phản đảng, theo thế lực thù địch” (!).
Ngược lại, trong cuộc đời hoạt động của mình, ông Ishihara Shintaro, dù là một chính trị [gia] bộc trực, có lối ăn nói ngang tàng, công khai dùng các ngôn từ miệt thị Trung Quốc, vẫn được người dân Tokyo bỏ phiếu tín nhiệm vào chức Đô trưởng 4 nhiệm kỳ (12 năm) liền. Điều này xem ra có vẻ lạ lùng, nhưng rất bình thường ở nước Nhật. Người dân Nhật không hề nơm nớp sợ là hai cha con nhà Ishihara bán nước, làm tay sai cho giặc hay suy thoái đạo đức.
(2) Bà Koike Yuriko (小池 百合子)



Bà Koike Yuriko, năm nay 61 tuổi, là đại biểu quốc hội thuộc đảng LDP
Tốt nghiệp đại học Cairo, Ai cập, bà trở thảnh nhà báo, sau đó thành người điểm tin của một đài truyền hình tư nhân. Khi ông Hosokawa, lúc bấy giờ là Tỉnh trưởng tỉnh Kumamoto ở miền Nam thuộc đảo Kyushu, đứng lên thành lập Nhật bản Tân Đảng (Nihon Shinto), bà tham gia và ứng cử đại biểu quốc hội. Khi ông Hosokawa làm Thủ tướng, bà được chọn làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Từ đó đến nay, bà đắc cử vào quốc hội 7 lần dưới danh nghĩa đảng viên của nhiều đảng khác nhau. Và bà đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nội các Nhật bản, kể cả chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Người ta đã đếm là bà đã bỏ đảng nầy sang đảng khác đến 5 lần nhưng không ai dám nói là bà không yêu nước Nhật hay suy thoái đạo đức.
Có nước nào dám trao chức Bộ trưởng Quốc phòng cho một người không đáng tin cậy?



Con người của bà Koike chưa chắc đã hoàn hảo mọi mặt, nhưng bà và những người đã giao trọng trách cho bà đã cho thấy một điều bình thường là yêu nước là trên hết, không nhất thiết phải yêu thương, phải trung thành với một đảng chính trị nào đó khi thấy nó không còn hợp với quan điểm đóng góp tốt cho xã hội của mình. Việc rời đảng nầy sang đảng khác hoạt động nhằm đóng góp cho đất nước tốt hơn phải được xem là một sự việc bình thường ở đất nước này.
(3) Ông Okada Katsuya (岡田 克也)

 Ông Okada, năm nay 60 tuổi, là một người giữ nhiều vị trí quan trọng trong chính trường Nhật. Cách đây khoảng 9 tháng ông còn là Phó thủ tướng thời nội các Noda.
Năm 36 tuổi, ông đắc cử vào quốc hội Nhật với tư cách người của đảng LDP. Năm 1993, khi các đảng đối lập đưa ra đề án bất tín nhiệm thủ tướng Miyazawa, bất mãn với tình trạng bè phái trong đảng LDP, ông đã bỏ phiếu tán thành đề xuất bất tín nhiệm thủ tướng của đảng mình. Tức là ông đã bỏ phiếu truất bỏ thủ tướng thuộc đảng LDP mà mình là đảng viên. Sau đó, ông cùng một số đại biểu quốc hội khác bỏ đảng LDP ra đi. Ông tham gia đảng Shinshin (New Frontier Party (Shinshin-to--新進党), đảng Shinsei (The Japan Renewal Party - 新生党), và rồi đảng Dân chủ Nhật bản. Đến nay, ông Okada đã bỏ đảng nầy tham gia đảng khác 4 lần.
Và khi đảng Dân chủ Nhật bản thắng cử, lên cầm quyền năm 2009, ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng như bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng quốc vụ khanh, phó thủ tướng... Về mặt đảng, ông từng giữ chức khi thì Chủ tịch đảng (giai đoạn trước khi cầm quyền), khi thì Tổng thư ký đảng Dân Chủ (nhiệm kỳ thủ tướng Kan Naoto). Ông cũng là một trường hợp đặt việc nước trọng hơn việc đảng với quan điểm trung thành với Tổ quốc, và không bắt buộc phải trung thành với một đảng, phái nào cả. Trung thành với một đảng không thích hợp lại là bước cản trở cho sự nghiệp đóng góp cho đất nước.
Và còn nhiều trường hợp nữa. Thí dụ như trường hợp anh em nhà Hatoyama. Ông anh (Yukio) thuộc đảng Dân chủ Nhật bản, đã đổi đảng mấy lần, mà vẫn làm đến chức Thủ tướng. Ông em (Kunio) theo đảng Tự Do Dân chủ có lúc làm đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp...
Trên đây chỉ kể một số trường hợp thấy có sức hấp dẫn nhất định. Bỏ đảng nầy lập đảng mới hay tham gia đảng khác để có môi trường thực hiện suy nghĩ của mình cho xã hội là một sinh hoạt bình thường. Bình thường đến nỗi không mấy ai nhớ ông nầy, bà kia thay đổi đảng đã mấy lần.
Các đảng có công kích nhau không? Có và công kích, phê phán nhau rất dữ dội. Công kích ở các lần bầu cử, trong quốc hội, trong nghị trường địa phương, trên dư luận thông tin, TV, báo chí... Công kích phê phán, giám sát và kiềm chế tiêu cực của chính phủ đương nhiệm về các chính sách quốc phòng, kinh tế, đối ngoại, bảo hiểm xã hội, tăng hay không tăng thuế... và cả trách nhiệm cá nhân khi phụ trách một chức vụ quan trọng trong nội các chính phủ .
Ở một xã hội đa đảng như Nhật bản, có tham nhũng không? Có và thỉnh thoảng lại xảy ra trong chính giới như vụ án ăn hối lộ trong thương vụ mua sắm máy bay Lockheed của thủ tướng Tanaka Kakuei nổi tiếng. Một vài cán bộ Việt Nam khi nghe những tin ấy thì lại như thấy mừng và nói “đa đảng như họ nhưng có tránh được đâu”. Có tham nhũng và có cả trường hợp tham nhũng lớn, nhưng không tràn lan, không là lỗi hệ thống. Nếu đối tượng là người của đảng cầm quyền, các nghị sĩ của những đảng đối lập sẽ tìm hết cách lên án, truy cứu bằng mọi cách để đưa vụ việc ra tòa án xét xử trong hệ thống tam quyền phân lập. Có nên chăng phải nghĩ ngược lại là ở một chế độ nhiều đảng như Nhật bản, các đảng cạnh tranh đưa ra các chinh sách tốt đẹp cho đất nước, cố gắng chứng tỏ mình trong sạch, tố cáo các vụ tham nhũng của các đảng khác; vậy mà tham nhũng vẫn còn xảy ra thì nói gì đến chế độ một đảng, một mình một cõi muốn làm gì thì làm?
Nền chính trị đa đảng của Nhật bản chưa phải là cái gì hoàn thiện, nhưng người dân Nhật bản đang có quyền và sử dụng quyền của mình để góp phần cải thiện, thay đổi tình thế với lá phiếu tín nhiệm trong bầu cử. Các đảng chính trị là một nơi, một tổ chức, một hội để người dân tự do chọn lựa và tham gia nhằm đóng góp làm tốt đẹp đất nước mình hơn. Không có đảng nào tự cho chỉ có mình là tuyệt đối thượng tôn, là ưu việt và chỉ có mình mới được nắm mọi quyền bính chính trị. Nếu có đảng nào lên tiếng nặng nhẹ, chê trách những người phê phán mình là suy thoái đạo đức, suy thoái trong cách sống thì trong lần bầu cử tới, chính bản thân đảng đó sẽ bị đẩy vào tình trạng suy thoái vì ít người bỏ phiếu tín nhiệm họ.
Từng cá nhân, từng nhóm hay tập họp môt số cá nhân như hội này, đảng kia là các tế bào của xã hội. Các tế bào ấy sinh ra và sẽ mất đi. Chỉ có xã hội, chỉ có đất nước là trường tồn.
Sự bình thường là cao quí. Sống bình thường, cố gắng đóng góp sức lực và ý kiến của mình cho đất nước phát triển, mọi người có cuộc sống vật chất và văn hóa tốt đẹp, cùng nhau bảo vệ Tổ Quốc là điều đáng trân trọng và cũng là nghĩa vụ của người dân đối với đất nước.
Khả năng sống bình thường của người Việt Nam rất lớn. Từ xưa, khả năng và trình độ tiếp thu văn minh nhân loại của người Việt Nam không có chỗ để nghi ngờ. Không thể nhân danh chủ nghĩa này, học thuyết nọ để đe dọa hay giết chết sự bình thường.
Trong đời thường, khi một người làm một điều gì tốt, rất tốt, thí dụ cứu sống được một người, được người đó cám ơn, người bình thường phải khiêm tốn thoái từ lời cảm ơn và giữ thái độ khiêm cung với mọi người. Có ai nói “tao cứu được mầy, mầy phải mang ơn tao suốt đời, tao bảo gì mầy cũng phải làm”?
Lịch sử rồi sẽ phán xét công và tội của đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ một đề nghị: hãy trả lại sự bình thường cho người dân Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi "cái" mà ông Lê Duẩn của đảng Cộng sản Việt Nam gọi là kẻ thù truyền kiếp đang muốn nuốt tươi đất nước Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận và tất cả những người thuộc mọi lứa tuổi đã đưa ra ý kiến và hành động tích cực để đòi lại sự bình thường cho xã hội Việt Nam.
Tokyo 3/9/2013
Q.T.
 Nguồn: BVN
 

Đôi điều với Tiến Sĩ Trần Công Trục về vấn đề biên giới.


vendredi 6 septembre 2013

Đôi điều với Tiến Sĩ Trần Công Trục về vấn đề biên giới.

Hai bài phỏng vấn TS Trần Công Trục ở đây và ở đây, nội dung ngoài việc đề cập đến một số dữ kiện biên giới, còn có quan điểm riêng của TS Trục về các lãnh vực khác, liên quan đến lãnh thổ và hải phận của VN với các nước láng giềng. Theo ý kiến cá nhân của tôi, với tư cách một người thường xuyên quan tâm đến tình hình của đất nước, có tham khảo khá tường tận các hồ sơ phân định biên giới giữa hai bên Pháp-Thanh trong thời kỳ 1885-1897, hồ sơ phân định biên giới Pháp-Thái 1904 và hồ sơ biên giới nội địa Đông Dương (các hồ sơ gốc) tại Trung tâm Văn khố Hải ngoại (CAOM - Centre des archives d’outre-mer) tại Aix-en-Provence, Pháp quốc, tôi cho rằng những ý kiến của Trực có cái đúng, có cái sai, có cái nửa sai nửa đúng. Các ý kiến khác của ông, có điểm tôi chia sẻ nhưng một số điểm khác tôi không chia sẻ. Bài viết này nhằm trình bày những ý kiến của tôi về các cái (mà tôi thấy) đúng, sai, vừa đúng vừa sai, hay các ý kiến mà tôi chia sẻ cũng như không chia sẻ.

1/ Theo tôi, TS Trục đã không sai khi phê bình về lãnh đạo CSVN đã sử dụng chiêu bài « biên giới, lãnh thổ » để « chơi nhau », hạ bệ lẫn nhau tranh giành quyền lực. TS Trục cho rằng :

« có những cá nhân vì tranh giành lợi ích này lợi ích khác, để hại nhau thì cái nguy hiểm nhất và dễ “hạ” nhau nhất là sử dụng vấn đề biên giới lãnh thổ, tung tin ông này ông kia nhân nhượng vô nguyên tắc với TQ, “cắt đất”, “bán đất” cho TQ nhằm tư lợi cho mình ».

Điều này khẳng định giả thuyết đưa ra từ một bài viết của Nguyễn Chí Trung (thư ký Lê Khả Phiêu) từ đầu thập niên 2000, cho biết quí ông Đổ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt đã sử dụng vấn đề biên giới, lãnh thổ như là vũ khí để hạ bệ ông Phiêu. Tài liệu viết như sau :

Ngày 3-1 đến 11-1-2001 Đại Hội đảng toàn quân, cố vấn tấn công đợt 2.
Trong đại hội này LĐ Anh đột ngột buộc LK Phiêu 10 tội:
1.- Bán đất, bán biển cho Trung Quốc.
2.- Lộ bí mật ý đồ chiến lược với Giang Trạch Dân.
...
LĐ Anh nêu vụ Phiêu đi thăm TQ đối thoại với Giang Trạch Dân là phạm tội bán đất , bán biển, là lộ bí mật chiến lược của đảng, là độc đoán. Đi về không báo cáo với Bộ chính trị, không cho Nguyễn Mạnh Cầm cùng dự họp là biểu hiện sự thậm thụt sao đó... 

Ông Lê Khả Phiêu bị hạ bệ oan ức. Trong khi những người « bán nước » thực sự là những kẻ đi Thành Đô « chầu » lãnh đạo TQ đầu thập niên 90, trong đó có cả ông Phạm Văn Đồng. Chi tiết mật ước ký ở Thành Đô, trao đổi giữa VN và TQ để TQ ưng thuận việc « bình thường hóa ngoại giao » chưa được công bố, nhưng có nhiều tiếng đồn cho thấy VN nhượng bộ TQ về vấn đề Biển Đông. Ông Trục thấy vụ này thế nào ? Người ta đồn vậy là đúng hay sai ? 

Mà lãnh đạo CSVN không chỉ dùng lãnh thổ để « hạ » lẫn nhau nhằm tranh giành quyền lực như ông Trục đã nói.

Trong quá khứ, nhiều lần họ đã sử dụng lãnh thổ như là một phương tiện để phục vụ cho mục tiêu bá quyền của nước lớn, cho cá nhân hoặc cho bè phái ý thức hệ… gây ra ba cuộc chiến tranh vô ích, làm tổn hại đến quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Vì nhu cầu cấp bách cần sự trợ giúp vũ khí, đạn dược của Trung quốc để đánh miền Nam, ông Hồ Chí Minh đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS qua công hàm 1958 do ông Phạm Văn Đồng ký. Hệ quả của nó, hôm nay VN có thể mất, không chỉ chủ quyền hai quần đảo HS và TS, mà còn phần lớn khu vực biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của VN.

Về cuộc chiến biên giới Việt-Trung đầu năm 1979. Theo tài liệu của CIA về vấn đề tranh chấp biên giới do Vũ Quí Hạo Nhiên tóm lược, ta thấy thực ra phía VN đã « thay đổi nguyên trạng đường biên giới », lấn 60km² về phía TQ đồng thời làm công sự phòng thủ, khiến TQ có cớ gây trận chiến biên giới 1979. Tài liệu viết :

Phía Trung Quốc giận dữ vì Hà Nội đã cả gan thay đổi status quo tại biên giới, và cho rằng nếu im lặng chấp nhận những thay đổi này thì sẽ trở thành tưởng thưởng cho Hà Nội và sẽ dẫn đến nhiều vi phạm khác tại biên giới…
Cụ thể, hành động của Hà Nội xây dựng tuyến phòng thủ (phía Hà Nội tuyên bố là để bảo vệ chống sự xâm nhập của biên phòng và gián điệp Trung Quốc) làm thay đổi luật chơi của cuộc tranh chấp chính trị…
Tổng cộng vùng đất Việt Nam “chiếm đóng” không phải là lớn – khoảng 60 km vuông. Nhưng việc Việt Nam tự cho là có thể tùy tiện tự nhận bất kỳ một chút đất nào của Trung Quốc là điều phía Trung Quốc không chấp nhận được. Và, mặc dù chỉ có khoảng 300 người Trung Quốc bị chết và bị thương, chính sự thách thức công khai của phía Việt Nam đã khiến bất kỳ một chút tổn thất nào cũng không chấp nhận được [đối với Trung Quốc]…

Nếu tài liệu này nói đúng, ta có thể kết luận rằng cuộc chiến biên giới 1979 phía VN có chuẩn bị trước, nếu không nói VN đã chuẩn bị một « kịch bản » để dụ cho TQ vào tròng. Ta cũng không quên cùng thời điểm, VN mở đầu cuộc « khủng bố » người Việt gốc Hoa, ra chính sách tập trung những người này, từ nam ra bắc, tịch thu toàn bộ gia sản của họ, bắt họ « hồi tịch » (trong đó nhiều người sinh ra và lớn lên ở VN từ nhiều đời, không biết nói tiếng Hoa), sau đó buộc họ rời khỏi VN với hai bàn tay trắng. Việc làm này lãnh đạo VN đã phạm tội ác chống nhân loại, trái với mọi nguyên tắc về các quyền được sống của con người theo qui định của Hiến chương LHQ.

TQ có đủ lý do chính đáng để can thiệp : « bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ » và « bảo vệ sinh mạng và quyền lợi của kiều dân bị đe dọa ». TQ « cho VN một bài học ».

Câu hỏi đặt ra : Ai chủ trương các việc đó để TQ có cớ đánh VN ? VN được gì và lãnh đạo VN được gì ?

Qua cuộc chiến, các tỉnh biên giới miền bắc tan hoang. Phía VN hy sinh có đến 30.000 người. Cộng với cuộc chiến Campuchia phía nam, VN bị thế giới lên án và cô lập. VN « chảy máu » xém chết, kinh tế kiệt quệ, gần trở về thời đồ đá cuối thập niên 80. VN lọt hẵn vào vòng ảnh hưởng của Liên Xô trong lúc nhóm Lê Duẩn nắm hết quyền lãnh đạo.
Cái VN « được » là « thanh lọc » được các thành phần « chống đối », còn gọi là « đạo quân thứ 5 ». Nhưng xét lại, thì thấy vơ đũa cả nắm. Hầu hết thành phần người Hoa ở VN có nguồn gốc ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Đài Loan… là thành phần chống cộng, bỏ xứ từ lâu, thân Quốc Dân đảng. Thành phần này không thể là « đạo quân thứ 5 » của Bắc Kinh, mà họ là thành tố năng động của không chỉ kinh tế miền nam, mà còn của cả khu vực, (dĩ nhiên ngoại trừ một thiểu số nhỏ « Trung Cộng » kiểm soát được). Trục xuất nhóm người này VN vẫy tay « adieu » với nền kinh tế phồn thịnh. Điều trớ trêu, hiện nay, ông Trương Tấn Sang vừa ký kết với lãnh đạo Bắc Kinh một loạt hiệp ước mà tôi gọi là bất bình đẳng, mở cửa biên giới các tỉnh miền bắc, cho phép người Hoa vào các tỉnh biên giới hợp tác đầu tư. Bất bình đẳng vì việc này chỉ xảy ra một chiều, chỉ có người hoa vô VN kiểm soát và khuynh đảo kinh tế của VN chứ người VN không thể vào lục địa để làm các việc tương tự. Ngoài ra còn mở cửa rộng cho hàng chục « đạo quân thứ 5 », chính thức đến từ Hoa lục, nằm phục ở VN chờ ngày hữu dụng. Tức là các chính sách về người Hoa mà ông Diệm làm từ trước (bắt nhập tịch VN, hạn chế các nghề nghiệp…), hay cái « được » của cuộc chiến 1979, bỗng chốc trở thành zéro.

Về cuộc chiến với nước láng giềng Campuchia. Đáng lẽ cuộc chiến này cũng không xảy ra nếu lãnh đạo VN không hứa hẹn về lãnh thổ với Sihanouk cũng như với các lãnh đạo của Khmer đỏ.

Năm 1954 (sau đó nhắc lại ngày 8-6-1967), lãnh đạo CSVN đã tuyên bố « tôn trọng đường biên giới hiện trạng của Campuchia » với Sihanouk. « Đường biên giới hiện trạng » này là bộ bản đồ Indochine 1/100.000 trước năm 1958. Đồng thời, theo một nguồn tin khác, lãnh đạo MTGPMN cũng hứa hẹn trả lại đảo Phú Quốc và Thổ Chu cho Campuchia để Sihanouk cho phép đặt bản doanh trên đất Miên.

Vấn đề tranh chấp biên giới Việt Nam – Campuchia là một vấn đề thuộc về lịch sử, bắt đầu từ năm 1949, sau khi quốc hội Pháp quyết định trả lại Nam kỳ cho VN thay vì cho Cam Bốt, mặc dầu những vận động hành lang (suýt thành công) của Sihanouk. Việc này khiến Sihanouk hận người Pháp suốt đời !

Điều nên biết, đường biên giới Việt-Trung (theo công ước Pháp-Thanh 1887) hay đường biên giới Thái-Miên (1904) là các đường biên giới « quốc tế », được phân định theo các qui tắc của công pháp quốc tế, được quốc tế nhìn nhận, trong khi đường biên giới Việt-Miên không phải là đường biên giới « quốc tế ». Đường biên giới này chỉ là đường biên giới « nội địa », có giá trị hành chánh do thực dân Pháp tự động phân định. Trước 1975, VNCH kế thừa lãnh thổ của thực dân Pháp để lại, áp dụng thực tiễn và tập quán quốc tế, theo nguyên tắc « uti possidetis » mà quốc tế thừa nhận, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của VN và không nhìn nhận đường biên giới « hiện trạng » của Sihanouk đòi hỏi. Ý nghĩa nguyên tắc « uti possidetis » là « trước (khi độc lập) anh làm chủ nó thì bây giờ anh tiếp tục làm chủ nó ». Tức là, sau khi được trả độc lập, đất nơi nào do VN quản lý thì VN sẽ tiếp tục quản lý (như các đảo Phú Quốc, Thổ Chu…) cũng như các vùng đất tranh chấp dọc đường biên giới (mà hiện nay có thể đã trả lại cho Campuchia vì phải tôn trọng « đường biên giới hiện trạng » mà Sihanouk đòi hỏi).

Vấn đề lãnh thổ, biên giới VN – Campuchia phức tạp, phải viết thành sách mới đầy đủ. Đại khái, lập trường của VNCH về lãnh thổ và hải phận đối với các nước láng giềng xem ra « mạnh » hơn lập trường của VN hiện nay. Không phải « mạnh » về sức vóc mà mạnh về tư thế pháp lý. VNCH không bị ràng buộc ở bất kỳ điều gì. Trong khi VN hiện nay phải tôn trọng những gì mình đã tuyên bố. Cam kết 1954 (hiệp định Genève), sau đó khẳng định lại năm 1967, là những tuyên bố công khai, (tương tự công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng), nhìn nhận đường biên giới hiện trạng của Campuchia, có hiệu lực rằng buộc pháp lý.
VN không thủ tín, chiến tranh vì vậy xảy ra.

Cuộc chiến này, cùng với cuộc chiến biên giới phía bắc, không biết bao nhiêu xương máu thanh niên Việt Nam đã đổ xuống. Đất nước VN kiệt quệ, đến 3 thập niên sau chưa gượng lại được. Các cuộc chiến này đáng lẽ đã không xảy ra.

Lãnh đạo VN đã hứa hẹn những điều không thể thực hiện được. Mà cuộc chiến 1978 với Campuchia vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề. Hiện nay lãnh tụ đảng phái chính trị Campuchia, được TQ ủng hộ, lên tiếng đòi lại đất đai, hô hào dân chúng bài Việt, đòi đuổi những người Việt đang sinh sống bên Miên về nước. Các việc đe dọa sự yên ổn của các kiều dân Việt sống hợp pháp ở Campuchia là hành động kỳ thị chủng tộc, có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay VN vẫn chưa gởi công hàm phản đối.

Về vấn đề biên giới, nếu các lãnh đạo chính trị Campuchia dựa lên các lời hứa của lãnh đạo VN hay các tuyên bố chính thức của VN để đòi lại lãnh thổ đất đai, đòi hỏi này sẽ là chính đáng, nếu một đường biên giới được quốc tế nhìn nhận giữa hai bên vẫn chưa được thực hiện.

Như thế, ngoài việc sử dụng lãnh thổ, đất đai để hạ bệ nhau, tranh giành quyền lực, thì việc lãnh đạo VN hứa hẹn lãnh thổ cho TQ (tại HS và TS) hay với Campuchia, cho thấy sẽ còn đem lại cho VN trong tương lai nhiều phiền phức. Chiến tranh có thể xảy ra nếu VN không giữ lời hứa. Mà nếu giữ lời hứa thì thiệt hại cho đất nước không biết bao nhiêu mà kể.

Nhân dịp TS Trục nói ra, tôi đề cập lại các vấn đề này để mọi người cùng suy gẫm : Làm thế nào để hóa giải các hứa hẹn, các tuyên bố có giá trị ràng buộc của lãnh đạo VN trước quốc tế ? Khi mà các hứa hẹn, các tuyên bố này chưa hóa giải hiệu lực, VN không nhiều hy vọng giữ được toàn vẹn lãnh thổ (kể cả khi phải nhờ đến chiến tranh).

2/ Về ý kiến sử dụng các tài liệu lịch sử như là một bằng chứng có giá trị pháp lý, tôi hoàn toàn chia sẻ với TS Trục.

Nhắc lại để nhớ, khoảng năm 2001 thì phải, tin tức trong nước dồn dập tung ra nào là VN mất ải Nam quan, mất thác Bản Giốc... làm báo chí xôn xao. Học giả các nơi lục sử liệu viết bài biên khảo về Ải Nam Quan, về thác Bản Giốc... Cá nhân tôi cũng bị cuốn vào cơn lũ thông tin này. Dĩ nhiên, cũng như bao người VN khác, vấn đề đất đai lãnh thổ là điều thiêng liêng, không ai có thể tự tiện cắt nhượng cho ngoại bang. Để đi tìm sự thật, có lẽ tôi là người đầu tiên đã vào văn khố Pháp lục lọi hồ sơ cũ, tìm hồ sơ phân định biên giới 1885-1897 giữa Pháp và nhà Thanh, sau đó công bố những tài liệu liên quan đến các vùng đất tranh chấp. Tuy nhiên, đôi khi sự thật pháp lý cũng phải nhường chỗ cho tình cảm yêu nước dạt dào. Tôi có bằng chứng chỉ ra rằng ải Nam Quan thuộc về đất Tàu, đường biên giới cách đó 100m, nhưng điều này ít ai tin. Đến nay nhiều người vẫn tưởng rằng Nam Quan thuộc VN, vì sách vở lịch sử VN viết như thế. Có thể sau này mọi việc sẽ đâu vào đấy, tình cảm mà, không thể trách cứ ai được.

Những năm tháng gần đây, lại dấy lên phong trào truy tầm bản đồ cổ và thư tịch cổ, chứng minh rằng HS và TS không thuộc TQ. Nhưng các việc đó sẽ không nói lên được điều gì, nếu ta chịu khó đọc các tài liệu pháp lý, các bản án mẫu của Tòa quốc tế phân xử các tranh chấp về biên giới giữa các nước. Thực ra, bản bồ tự nó không hề có giá trị như một « bằng chứng ». Nhiều lần tôi đã cảnh báo việc này (ở đây và ở đây).

Tuy nhiên, trong bài phỏng vấn TS Trục nói :

Tôi đã đọc kỹ bài viết này của ông Mai Thái Lĩnh. Đây là một trường hợp điển hình về việc nhầm lẫn giữa chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử, quan điểm lịch sử với các chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo luật pháp quốc tế.

Gần đây những vấn đề về quan điểm về chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử đã trở thành vấn đề nếu như chúng ta không nhìn nhận một cách khách quan, thực tế, cầu thị, có căn cứ sẽ dẫn đến tình trạng hết sức phức tạp, không chỉ những vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên đất liền mà cả đối với các hải đảo và các vùng biển. 

Tôi cho rằng TS Trục chỉ muốn mượn bài viết của tác giả Mai Thái Lĩnh nhằm gởi gấm đến một số « học giả » trong nước, đến những tờ báo trong và ngoài nước đã đăng những bài viết sử dụng những tài liệu lịch sử để khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS hay tại biên giới Việt-Miên.

Ý kiến của TS Trục chung quanh vấn đề « chủ quyền lịch sử », qua tấm bản đồ chữ U của TQ, hay việc các nhà chính trị Campuchia sử dụng lá bài biên giới lãnh thổ, khơi động tinh thần kỳ thị chủng tộc với Việt Nam để kiếm phiếu. Điều tiếc là không thấy TS Trục phản biện « quyền lịch sử » của TQ như thế nào ? Cũng không thấy phản biện lại các lý lẽ của Sam Rainsy ra sao ? Tôi cho rằng sẽ hết sức gượng ép khi so sánh ý nghĩa « chủ quyền lịch sử » và giá trị của các dữ kiện lịch sử với nội dung bài viết của tác giả Mai Thái Lĩnh. Theo tôi, không có điểm nào trong bài viết của MTL mà TS Trục có thể dựa vào đó để dàn trải ý kiến của mình. Tôi thì có bài viết ngắn ở đây về « chủ quyền lịch sử của TQ ở biển Đông ».

Nhận định của TS Trục về bài viết của MTL :

Trong tài liệu này, ông Mai Thái Lĩnh căn cứ vào sách giáo khoa, vào lịch sử, văn chương, bưu ảnh, bản đồ cho đến cả ghi chép cá nhân của một người trong đoàn đàm phán Pháp - Thanh. Tất cả các tài liệu này, như đã phân tích ở trên rõ ràng nó nằm ngoài phạm vi nguyên tắc pháp lý mà 2 bên Việt Nam và TQ có thể thống nhất và đã thống nhất với nhau làCông ước Pháp - Thanh 1887, 1895 và các văn kiện bản đồ phân giới cắm mốc đi kèm, do đó những tài liệu ông Lĩnh đưa ra chỉ có tính chất tham khảo và không thể dùng làm chứng cứ để khẳng định chủ quyền của anh hay của tôi. Phía TQ cũng có các tài liệu tương tự như vậy, và ta không chấp nhận.

Có thể TS Trục đọc không kỹ bài của ông MTL. Bài viết này có lấy một số tài liệu của tôi (có cái thì dẫn nguồn, có cái thì không), cũng như một số tài liệu lịch sử trong nước, đồng thời dựa lên một tấm bản đồ (do Hoa Kỳ sản xuất). Dĩ nhiên tấm bản đồ này cũng như các tài liệu lịch sử khác có một giá trị nhứt định về « thông tin », hữu ích cho việc soi sáng một vấn đề từ nhiều phía. Còn các tài liệu trích dẫn của tôi là các tài liệu phân định biên giới (chụp hình từ tài liệu gốc). Đó là hình chụp biên bản phân giới, hai bản chữ Phápchữ Hán, mô tả vị trí mốc 53, cùng đính kèm bản đồ của Sở địa dư Đông dương ấn hành. Các tài liệu này thuộc bộ phận của công ước Pháp-Thanh 1887 mà TS Trục đã nhắc nó như là mẫu mực để phân định lại biên giới.

TS Trục không thể phủ nhận các tài liệu này khi chưa đưa ra được các tài liệu « có giá trị pháp lý » cao hơn để phản biện. (Sẽ nói cụ thể hơn các chi tiết liên quan đến thác Bản Giốc ở phần dưới.)

Hay là TS Trục muốn qua bài viết của ông MT Lĩnh để đáp trả bài trả lời phỏng vấn trên BBC vừa qua của một học giả VN ? Nếu vậy thì tôi hoàn toàn chia sẻ, nếu nói thẳng như Tây « con chó là con chó, con mèo là con mèo ». Thật vậy, ta không thể tranh biện về chủ quyền, lãnh thổ với nước ngoài mà chỉ đưa ra các « bản đồ », các « bằng chứng » lịch sử hết sức chung chung như vậy. Vấn đề tranh chấp giữa VN và TQ, hay Việt-Miên, không chỉ liên quan lãnh vực lịch sử, mà còn liên quan đến các lãnh vực pháp lý, về địa lý – kinh tế - chính trị - chiến lược. Các học giả VN hình như chỉ muốn dùng lịch sử để giải quyết cho tất cả.

TS Trục đặt vấn đề hôm nay là kịp lúc, nhưng nội dung trình bày qua hai bài phỏng vấn, có lẽ không mấy ai nắm được điều muốn gởi gấm.  

Tôi cũng nghĩ TS Trục muốn dựa vào bài viết của MTL để « tính toán sổ sách » với những người đã từng « chửi ông đã bán đất cha ông cho Trung Quốc ».

Theo tôi, TS Trần Công Trục, cũng như TS Nguyễn Hồng Thao, những người từng lãnh trách nhiệm « trưởng ban biên giới », là những người đáng được mọi người trân trọng. Tranh luận là một chuyện, nhưng quan hệ giữa « con người », tôi nghĩ mọi người nên dành cho nhị vị này một cách đối xử xứng đáng. Quí vị này nhận lãnh một chức vụ cực kỳ khó khăn, đòi hỏi kiến thức cao về lịch sử và pháp lý, nhưng không được phần thưởng tương xứng. Đây là một phần vụ, có thể là duy nhất, người lãnh đạo có thể cấp bậc ngang hàng thứ trưởng, như trong thực tế không « chấm mút » được cái gì, trong khi những thẩm định sai lầm, nếu có, có thể bị tai tiếng, thậm chí bị trừng phạt nặng nề. Tôi cho rằng quí vị là những người có công với đất nước, qua các đóng góp trong công trình phân giới cắm mốc, cũng như những đóng góp quan trọng về văn hóa. Không ai có thẩm quyền phê phán quí vị « bán nước » cả. Thực ra, ở các địa điểm tranh chấp, các quyết định tối hậu đều do lãnh đạo cấp cao. Khu vực Bản giốc và bãi Tục Lãm, quí vị trình bày các chứng cớ lịch sử và pháp lý, còn quyết định là do TT Nguyễn Tấn Dũng.

3/ Vấn đề « lưỡi gỗ ».

TS Trục nói :

Nhóm thứ 2 thì chúng ta đều biết, có những đối tượng, thế lực muốn lật đổ, bôi nhọ chính thể này. Hiện nay ngoài những vấn đề về kinh tế, tôn giáo, xã hội thì câu chuyện về chủ quyền lãnh thổ chính là “mảnh đất màu mỡ” để các đối tượng này có thể lợi dụng.

Tôi hết sức thất vọng khi TS Trục sử dụng « lưỡi gỗ » để phê bình những người bất đồng chính kiến. TS Trục đã không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy không bị mất đất, lại còn phê bình những người nói đến việc này là « bôi nhọ » VN. Nào thấy TS Trục đưa ra các bản đồ vùng Nam Quan, Bản Giốc, Tục Lãm của công ước Pháp Thanh 1887 để so sánh với bản đồ theo tinh thần hiệp ước vừa ký ?

Theo tôi, mọi mặt về kinh tế, tôn giáo, xã hội... bộ mặt VN đã đen tối đến mức có người muốn « bôi nhọ » thêm cũng không còn chỗ để bôi.

Xã hội VN là một xã hội theo khuôn khổ XHCN. Nhưng có còn cái gì là XHCN ? Nhà thương, trường học phải trả phí. An sinh xã hội là con số zéro. Trong khi xã hội VN lại mang những khuyết tật chỉ có ở các nước tư bản man rợ nhứt. Không cần báo chí nước ngoài, TS Trục hãy đọc các báo trong nước, của công an để biết về tình hình xã hội, hay các trang báo đặc biệt về kinh tế để biết tình trạng bi đát của VN hôm nay.

Về tôn giáo, chính những báo cáo của các tổ chức ONG (ở các vùng Tây bắc, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long...) cho thấy vấn đề tín ngưỡng ở VN bị đàn áp nặng nề. Các vấn đề khác về nhân quyền, báo cáo đã nhiều đến mức không còn nơi để chứa đựng.

TS Trục có lẽ phải biết, toàn vùng Tây bắc (nơi có huyện Mường Nhé, thuộc Phong Thổ...), toàn vùng hữu ngạn sông Hồng, đáng lẽ thuộc về TQ theo công ước 1887. Công ước 1895 kịp thời lấy lại các vùng đất này, do sự thần phục của các tù trưởng dân tộc ở đây với chính quyền Pháp. Lớp người dân tộc này bị đàn áp, bị bạc đãi, bị hất hủi bên lề xã hội VN. Đối với họ, tổ quốc Việt Nam sao tàn ác và xa lạ. Họ sẵn sàng từ bỏ tổ quốc này để nhận lấy một tổ quốc khác bao dung và ân cần với họ hơn.

TS Trục có lẽ cũng không quên rằng vùng cao nguyên Darlac chỉ mới sát nhập vào VN thôi, qua các quyết định của nhà cầm quyền Pháp (dưới danh nghĩa trao đổi vùng Trấn Ninh về Lào). Những người dân tộc ở đây cũng lần hồi trở thành người lạ, bị xua đuổi ngay trên chính mảnh đất của mình. Họ đứng bên lề mọi thành quả phát triển quốc gia, họ sống trên đất của tổ tiên họ mà như đang sống tầm gởi ở một chốn nào. Những người dân tộc này cũng không thể yêu mến tổ quốc VN, một tổ quốc đã cướp đi những gì quí báu nhứt của cuộc đời : đất đai. Họ không có gì quyến luyến với tổ quốc này và sẵn sàng chối bỏ nó.

TS Trục cũng không thể không biết Nam kỳ chỉ được quốc hội Pháp trả cho VN năm 1949, trong khi khuynh hướng trả cho Cam Bốt (do nhóm Gaston Defferre cầm đầu) cũng gây áp lực đáng kể. Còn vương quốc Chăm thì cũng mới bị diệt vài thế kỷ nay. Một điều cần nhớ rằng những người Miên người sinh sống ở miền Nam hay người Chàm ở miền Trung, họ không phải là dân « thiểu số » mà họ là dân « bản địa ». Họ có các quyền « lịch sử » của họ.

Nói như thế để biết cái « mong manh » của đất nước VN. Nó có thể tan vỡ bất cứ lúc nào.
Vấn đề biên giới lãnh thổ không phải là mảnh đất « màu mỡ » để bọn « phản động hải ngoại » sử dụng chống phá nhà nước như TS Trục nói đâu ! Người yêu nước nào lại không quan tâm đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ ? Đâu phải chỉ có những người theo cộng sản mới là yêu nước ? Đâu phải người nào lên tiếng về lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là chống nhà nước ? Chính thái độ vô trách nhiệm của lãnh đạo CSVN, hay những tuyên bố bừa bãi, lưỡi gỗ của các viên chức nhà nước (như thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn mới đây)... mới là nguy cơ tiềm ẩn làm cho chất keo đoàn kết tan rã.

Nhiều người tiên đoán rằng tương lai TQ sẽ tan vỡ ra thành nhiều mảnh, thành nhiều quốc gia độc lập khác nhau. Giả thuyết này có thể đúng, và nó cũng sẽ đúng hơn cho VN nếu chính sách hòa giải quốc gia vẫn chưa áp dụng để giải tỏa mọi mâu thuẫn về dân tộc, về tôn giáo, về hệ quả của các phong trào NVGP, XLCD, CCRD… trong quá khứ.

4/ Về các bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân và đường biên giới ở Nam quan.

Tôi hoàn toàn đồng ý với TS Trục ở việc này :

Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 là cơ sở pháp lý rõ ràng nhất, hiện đại nhất từ trước đến nay, có thể dùng làm cơ sở để tiếp tục đàm phán, tiến tới hoạch định, đàm phán và xác lập đường biên giới chính thức, cụ thể, chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các khu vực bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân, khu vực Nam Quan, Thác Bản Giốc, TS Trục cho rằng :

các khu vực được xếp loại C là những vùng tranh chấp pháp lý, về mặt thực tế quản lý có tất cả 164 khu vực loại C với tổng diện tích hơn 200 km vuông.

... các khu vực loại C thì là khu vực tranh chấp, quan điểm và cơ sở pháp lý khác nhau. 2 bên ngồi lại và đem tất cả tài liệu căn cứ pháp lý ra chứng minh, thu hẹp dần dần những vùng tranh chấp, còn lại những vùng mấu chốt nhất 2 bên không thuyết phục được nhau thì lúc bấy giờ phải tính đến những nguyên tắc để giải quyết tiếp. Điển hình của các khu vực C chính là Hữu Nghị Quan (tức Ải Nam Quan), Thác Bản Giốc và bãi Tục Lãm.

Tôi không cho rằng đường biên giới khu vực Nam Quan, thác Bản Giốc và các bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân lại có những khác biệt quan điểm pháp lý giữa đôi bên.

Khu vực Nam quan, hồ sơ phân định biên giới 1887 đề cập tới lui nhiều lần.

Biên bản phân giới của Công ước Pháp-Thanh xác định đường biên giới khu vực Nam Quan bằng cột mốc số 18. Cột mốc này cách cổng Nam Quan 100m về phía nam.

Biên bản không thể viết cụ thể hơn.

Đường biên giới được nhà nước phân định lại không đi qua cột mốc 18 mà đi qua cột cây số zéro (của quốc lộ), mang số 1116. (« Bị vong lục » của VN viết rằng cột mốc 18 bị TQ ủi nát từ năm 1955). Trong khi cột mốc 19, theo công ước Pháp-Thanh, lẽ ra phải cắm trên đỉnh núi lại cắm dưới chân núi, mang số 1118.

Xem hình vị trí các mốc mới ở đây. Hình của báo chí trong nước.

Bản đồ khu vực Nam Quan do Sở Địa dư Đông dương in, ở đây. Bản đồ khu vực Nam Quan năm 1892 ở đây. Nguồn CAOM.

Tôi không ra thực địa, không biết cột km Zéro cách cổng Nam Quan là bao nhiêu mét ? Nhiều người đi tham khảo về nói rằng ít ra cổng Nam Quan cách cột cây số zéro ít ra là 300 mét. Nếu vậy thì VN bị thiệt 200m. Đó là chưa nói ở cột mốc 19 (cắm trên núi nay dời xuống cắm dưới chân núi, mà không biết núi này có phải là ngọn núi ngày xưa hay không ?).

Về các bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân. Đây là các bãi mới bồi, thành hình sau khi công ước 1887 được ký kết. Liên quan đến việc phân chia các bãi bồi, chiếu theo các công ước Pháp Thanh 1887 và 1895, có hai phương cách để phân chia : bãi bồi trên sông hay bãi bồi trên biển (đảo, cù lao).

Nếu các bãi bồi thuộc sông, việc xác định chủ quyền các bãi bồi, lý ra chỉ cần xác định đường biên giới trên sông là đủ.

Theo tinh thần các công ước Pháp Thanh 1887, đường biên giới trong trường hợp này là dòng chảy chính, hay là dòng chảy sâu nhất. Cù lao ở gần bờ nào thì thuộc chủ quyền của nước đó.

Tôi không ra thực địa, nhưng nếu xem trên Google Earth thì thấy được dòng chảy chính, cũng là đường sâu nhứt (có màu xanh đậm hơn các nơi khác), tức là đường biên giới, đường này ở phía bắc các bãi mới bồi. Tức các bãi này phải thuộc VN mới đúng.

Giả sử rằng các bãi bồi này được tính theo cù lao trên biển, thì chúng cũng thuộc chủ quyền của VN. Công ước Pháp-Thanh 1887 qui định đường biên giới vùng này là đường kinh tuyến đi qua điểm cực đông của đảo Trà Cổ. Xem trên Google Earth thì rõ ràng các cù lao này ở về phía tây của đương kinh tuyến, tức chúng phải thuộc VN.

Xem thêm bài viết chi tiết ở đây. Như thế, cũng không có vấn đề về pháp lý ở khu vực này.
Vậy mà TS Trục nói :

Những người vẫn còn đang theo đuổi “chủ quyền lịch sử, quan điểm lịch sử và bằng chứng lịch sử” để chỉ trích Việt Nam bán đất cho TQ ở thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan hay sông Bắc Luân, thử hỏi họ có thể chấp nhận được quan điểm vô lý của một số người Campuchia như Sam Rainsy khi đòi “chủ quyền” đối với đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, thậm chí là cả Nam Bộ của Việt Nam hay không? Tôi tin là hoàn toàn không.

TS Trục không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh rằng VN không bị thiệt hại ở các vùng Nam Quan hay bãi Tục Lãm (và thác Bản Giốc nói bên dưới). TS Trục đã sai ít nhất ở 3 điểm :

Một, TS Trục không thể so sánh biên giới Việt-Trung, một đường biên giới quốc tế (theo công ước 1887) với biên giới Việt-Miên, chỉ là đường biên giới nội địa Đông Dương, không có giá trị quốc tế.

Hai, việc đòi hỏi đất đai của Sam Rainsy sẽ không vô lý nếu nó đặt căn bản từ những tuyên bố của CSVN (1954 và 1967) và hứa hẹn của lãnh đạo CSVN.

Ba, việc phân định lại vùng cửa sông Bắc Luân, vùng Nam quan và thác Bản Giốc là không công bằng. Việc phân định này phía VN đều thiệt hại.

Có đến 164 địa điểm tranh chấp, TS Trục nói ra 3 điểm. Điều đáng buồn là cả ba điểm VN đều thiệt hai cả ba. Tôi nghĩ rằng, TS Trục thay vì dùng « lưỡi gỗ » chỉ trích bọn « phản động », bênh vực cái chế độ mà người dân đã chán ngán đến tận cổ, nên dành thời giờ của mình nghiên cứu làm thế nào hủy bỏ hiệu lực các tuyên bố, các hứa hẹn của các lãnh đạo VN trong quá khứ về vấn đề lãnh thổ với các nước láng giềng.

5/ Về thác Bản Giốc.

Sự thật cần được thiết lập lại ở thác Bản Giốc.

Theo tài liệu phân định biên giới, biên bản phân giới ký tại Long Châu ngày 19 tháng 6 năm 1894 giữa Ðại Tá Galliéni và Commandant Famin, đại diện chính phủ Pháp và ông Thái Hy Bân, Tri Phủ Long Châu, đại diện nhà Thanh, cột mốc 53, bản tiếng Pháp tên Pan-Ngo, cắm tại « bên lề một con đường  ở phía tây-tam và trên phần nối dài của một khu rừng nhỏ », « au bord du chemin et au SO et sur le prolongement d’un petit bois ». Bản tiếng Hoa ghi tên Bách Nga khẩu, mô tả cột mốc cắm dưới chân núi.

Ta thấy nội dung hai bản văn không « ăn khớp » với nhau.

Theo các tài liệu của Pháp Bulletin du service Géologique de l’Indochine, Volume XI, Fascicule I, Etudes Géologiques sur le Nord-Est Du Tonkin, (Feuilles de Bảo-Lạc, Cao-Bằng, Hà-Lang, Bắc-Kạn, Thất-Khê và Long-Châu), Réné Bourrret; Ha-Noi - Hải-Phòng Imprimerie d’Extrême d’Orient – 1922. (trang 32-33-34), thác Bản Giốc thuộc VN. Khuyến cáo của các nhân viên sở địa chất Đông dương là nên khai thác kinh tế ngọn thác này vì cái đẹp của cảnh trí thiên nhiên của khu vực.

Trong khi tài liệu của Cd Famin, cuốn Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si, thì có lúc ghi nhận thác Bản Giốc cách biên giới 2 km (trang 12), có lúc thì ghi thác Bản Giốc ở trên đường biên giới (trang 143).

Với những dữ liệu không rõ ràng và mâu thuẩn như vậy, thời gian tôi mất cho việc xác định vị trí và chủ quyền thác Bản Giốc mất gần một năm, đọc và tham khảo không biết bao nhiêu là tài liệu.

Lại còn nghe trả lời phỏng vấn của ông Lê Công Phụng, ông này lại cho rằng cột 53 được cắm trên một cái cồn nhỏ ở giữa suối.

Sau đó lại nhận được tài liệu « Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay. » của VN. Hầu như tất cả những người VN đều bị thuyết phục nội dung của « Bị vong lục », viết ra để tố cáo TQ lấn đất. Theo đó thác Bản Giốc thuộc về VN :

Tại khu vực cột mốc 53 (xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Qui Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày dặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên cồn Pò-Thoong và ngang nhiên nhận cồn nầy là của Trung Quốc.

Trong khi từ đầu tôi đã tham khảo và chụp hình được bản đồ SGI vùng thác Bản Giốc, nhưng lại tưởng rằng cái chấm ghi « Ban Giot » trên bản đồ là thác Bản Giốc (và ở đây), trong khi đó là đồn Bản Giốc. Vì thế, những bài viết hay bài phỏng vấn, tôi tổng hợp tài liệu để cho rằng thác Bản Giốc cách biên giới 2km.

Sau này, khi xem xét lại các tài liệu, mới thấy rằng thác Bản Giốc nằm trên đường biên giới, đúng như vẽ trên các bản đồ hay bản Nhật ký của Trung Úy Détrie về đoạn biên giới từ Lũng Ban đến Ðèo Lương (28 tháng 6 năm 1894) : thác Bản Giốc ở hạ lưu cột mốc 53.

La frontière regagne ensuite le pied des rochers en face du village de Ban-Mong (54) longe le pied de ces rochers et au pied du blockhaus chinois de Pia-Mu, suit la lisière d’un petit bois et coupe le chemin de Hang-Dong-Quan (53) pour atteindre la rivière qu’elle suivra jusqu’à Ly-Ban. Le chemin qui de la borne 53 conduit à Dốc-Khánh (57) à travers de très belles rizières devra être l’objet d’une surveillance constante.
A partir de la belle cascade de 50m qui se trouve un peu en aval de la borne 53, le sông Qui-Xuân coule resserré entre des mamelons élevés ».

Sự thật về thác Bản Giốc là như vậy. Vấn đề là, chủ quyền cồn Pò Thoong thì thuộc nước nào ?

Xét tất cả các bản đồ SGI, ta thấy cồn Pò Thoong đã hiện hữu trước khi phân định biên giới. Theo qui tắc phân định biên giới, văn bản có giá trị cao hơn bản đồ. Nếu văn bản không mô tả cồn Pò Thoong thuộc nước nào, thì bản đồ phân định sẽ xác định chủ quyền. (Trường hợp nếu bản đồ không xác định, thì phải truy lục hồ sơ lúc bàn thảo).

Trong trường hợp này, văn bản có hiệu lực thứ tự 1, bản đồ hiệu lực 2, nhật ký của Trung Úy Détrie, là người cắm mốc trong khu vực, có giá trị thứ tự 3.

Ta thấy đường biên giới trên các bản đồ luôn đi về phía bắc cồn Pò Thoong, chứ không đi ngang qua cồn. Nhứt là bản đồ ở đây. Như vậy, theo tinh thần các bản đồ, cồn này thuộc chủ quyền của VN.

Tóm lại, về thác Bản Giốc, TS Trục nói có phần đúng, có phần sai. Theo tôi, việc phải phân chia cồn Pò Thoong cho TQ là điều không hợp lý.