Tuesday, January 21, 2014

Miền Bắc có tuyên bố Hoàng Sa của TQ?




Miền Bắc có tuyên bố Hoàng Sa của TQ?

Published on January 21, 2014 · No Comments
NAMSA-TAYSA
Bản đồ có ‘Tây Sa, Nam Sa’ mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói là của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Năm 1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc có công bố một tài liệu với tên gọi “Chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa”.
Tài liệu này có một tiểu mục với tựa “Sự man trá của chính quyền Việt Nam”, trong đó chỉ ra những bằng chứng cho thấy trước năm 1979, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhiều lần tuyên bố Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Ngoài công hàm gây tranh cãi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, tài liệu này còn dẫn nhiều tuyên bố của các quan chức chính phủ miền Bắc, trong đó có của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm:
“Ngày 15/6/1956, trong khi tiếp đại diện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói với ông rằng: “Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.”
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chỉ ra một tuyên bố khác vào năm 1965 của miền Bắc:
“Trong tuyên bố ngày 9/5/1965 về việc chính phủ Mỹ quy định vùng chiến sự cho lực lượng của họ tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói … ‘Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã chỉ định … một phần của lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong quần đảo Tây Sa của Trung Quốc làm “vùng chiến sự” của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ’.”
Cuốn sách “Cuộc tranh chấp Việt – Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của ông Lưu Văn Lợi do Nhà xuất bản Công an Nhân dân Hà Nội phát hành năm 1995, xác nhận cả hai tuyên bố này:
“Việc nói Tây Sa là của Trung Quốc trong bản tuyên bố của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong tuyên bố năm 1965 về việc Mỹ quy định khu vực chiến đấu của quân Mỹ hay câu nói của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm về Tây sa là có thật,” ông Lợi viết.
Ngoài ra, tài liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn kèm theo một tấm bản đò thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam [Dân chủ Cộng hòa] xuất bản năm 1972 trong đó ghi Tây Sa và Nam Sa theo tên Trung Quốc.
Tài liệu này còn nói các bản đồ của miền Bắc trong các năm 1960 và 1974 cũng ghi rõ Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
Nhân dịp 40 năm hải chiến Hoàng Sa, BBC đã có cuộc phỏng vấn sử gia, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, về những tài liệu này.

‘Nhiều chính thể, một Tổ quốc’


Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi

BBC: Trước năm 1975, quan điểm của miền Bắc về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa là như thế nào, thưa ông?
Sử gia Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng tùy vào hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, có những thời kỳ có nhiều lực lượng chính trị khác nhau.
Ngay từ thời kỳ xa xưa, như Trịnh-Nguyễn phân tranh, Việt Nam vẫn là một nước Đại Việt thống nhất.
Hay như sau hiệp định Genève, hai miền Nam Bắc dù có bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17, thì về nguyên lý, nước Việt Nam vẫn là thống nhất, với quy định là 2 năm sau thì tổng tuyển cử.
Tôi nghĩ vào thời điểm năm 74, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã thực thi đúng nhiệm vụ của mình được quốc tế đảm bảo.
“Những quan hệ được xây dựng từ trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp thì có thể tạo ra một điều mà tôi có thể nói thẳng là sự mất cảnh giác.”
Tổ quốc Việt Nam thì chỉ có một, còn chính thể thì có thể có nhiều, và đó là trách nhiệm của bất kỳ chính thể nào đối với lãnh thổ của Tổ quốc.
BBC: Ngoài công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trung Quốc cũng đưa ra nhiều tài liệu để nói miền Bắc đã nhiều lần công nhận Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, như tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm năm 1956, tuyên bố năm 1965 về vùng chiến sự của Mỹ, hay các bản đồ mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng trong các năm 60,72,74.
Ông nghĩ gì về những tài liệu này và giá trị pháp lý của chúng?
Sử gia Dương Trung Quốc: Chúng tôi thì chưa được tiếp cận với bản gốc, thế nhưng nếu những điều đó có xảy ra thì cũng không có gì là lạ.
Bởi vì vào thời điểm đó thì chúng ta đều biết rằng Việt Nam đang diễn ra một cuộc chiến tranh, và rõ ràng Trung Quốc đang là đồng minh trực tiếp của miền Bắc Việt Nam.
Thêm vào đó, những quan hệ được xây dựng từ trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp thì có thể tạo ra một điều mà tôi có thể nói thẳng là sự mất cảnh giác. Đó là chỗ mà người Trung Quốc, vốn thâm hiểm, muốn khai thác.
Nhưng nếu nhìn vào chiều dọc lịch sử và tính liên tục của nó thì ta có thể thấy rất nhiều bằng chứng là Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình, từ thời kỳ quân chủ, và trước đó là các chúa Nguyễn.
Chúng ta cũng biết là người Pháp khi biến Việt Nam thành thuộc địa cũng thực thi quyền ngoại giao của mình và khẳng định tất cả.
Quan trọng nhất là đến năm 1974, sự hiện diện của quân đội Việt Nam Cộng hòa trên Hoàng Sa nói riêng và các đảo trên Biển Đông nói chung thì hết sức rõ ràng. Trận chiến năm 1974 cũng rất rõ ràng.
Vào thời điểm đó, theo Hiệp định Genève thì lãnh thổ nào của Việt Nam ở sau vĩ tuyến 17 thì đều thuộc quyền quản lý Việt Nam Cộng hòa.
Đương nhiên người Trung Quốc sẽ tìm mọi chi tiết để chứng minh, nhưng nếu nhìn theo tổng thể lịch sử và cái tính liên tục của nó thì tôi nghĩ rằng những chi tiết không quan trọng.

Bài học lịch sử

hoangsa-40nam4
BBC: Ông cho rằng việc thay đổi quan điểm trong việc vinh danh tử sỹ Hoàng Sa thì có thể giúp gì cho Việt Nam trong việc đòi lại chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa trong tương lai?
Tôi cho rằng trước hết là cần phải rút ra bài học lịch sử, nhất là trong quan hệ với phương Bắc.
Nếu đọc kỹ lịch sử, chúng ta thấy là khi nào trong nước có mâu thuẫn, không ổn định, không đoàn kết thì mất nước. Họ luôn khai thác điều đó.
Tôi nghĩ rằng để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, kể cả những vùng Trung Quốc đã chiếm đóng thì việc đầu tiền là người Việt Nam phải biết đoàn kết với nhau, thống nhất về ý chí rằng đó là lãnh thổ của chúng ta.
Còn về thời gian thì chúng ta phải chấp nhận một quá trình mà trong thế giới hiện đại ngày nay, chúng ta không thể không dựa vào những cam kết, những luật quốc tế để giải quyết vấn đề một cách cơ bản, không chỉ đối với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn quan hệ giữa Trung Quốc với khu vực có liên quan.
THEO BBC


Monday, January 20, 2014

DOI LOI VOI BAI VIET...




Đôi lời với tác giả bài viết "Hồi kết cho Phạm Quý Ngọ ở đâu?"




Trần Mạnh Trung (Cán bộ Tuyên huấn hưu trí) - Trước tiên là một người từng là đảng viên, từng phục vụ đảng, phục vụ chính quyền này như tác giả bài viết "Hồi kết cho Phạm Quý Ngọ ở đâu?", tôi xin gửi lời cám ơn đến những trang báo mạng (mà chúng tôi từng gọi là những trang phản động) lời cám ơn chân thành. Vì đã đăng tải một số bài viết của tôi hoặc những người từng là đồng chí của tôi.

Có thể một số độc giả sẽ nghĩ rằng có động thái thâm nhập từ phía tuyên huấn Đảng để làm đổi màu những trang website tự do. Hoặc một số độc giả cho rằng có sự đấu đá nhau nội bộ Đảng, những tin tức được tuồn ra nhằm triệt hạ nhau.

Trên những diễn biến của những tờ báo mạng gần đây tôi thấy suy luận của các bạn là hoàn toàn có cơ sở. Ví dụ như theo dõi luận điệu của trang www.nguyentandung.org hoặc bài viết có nhan đề "Hồi kết cho Phạm Quý Ngọ ở đâu?" dễ dàng thấy sự đối lập trong giọng điệu rất rõ rệt của những người luôn kêu rằng vì Đảng, vì Dân nhưng mâu thuẫn với nhau thế nào. Trên cơ sở thực tiễn đó, tôi thông cảm với những suy nghĩ đánh giá của bạn đọc, qua những phản hồi khá gay gắt với chúng tôi.

Một lần nữa, nếu như ý kiến trao đổi của tôi với ông Nguyễn Văn Lộc, tác giả bài viết "Hồi kết cho Phạm Quý Ngọ ở đâu?" (đăng trên danlambao) được quý báo thiện chí đăng. Cho tôi gửi lời cám ơn trước.

Thưa bạn đọc cũng như ông Nguyễn Văn Lộc.

Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Văn Lộc xác định được vấn đề mấu chốt trong giai đoạn nước ta hiện nay. Đó là nạn tham nhũng, bè phái, lợi ích nhóm đã trở thành ung nhọt, thành một "thế lực đen"' đầy quyền lực. Xét theo thời điểm đang diễn ra, thì nội dung bài viết của tác giả là có ý kiến khá tích cực. Tích cực ở đây là tinh thần kiên quyết tấn công tận cùng hang ổ của tập đoàn tham nhũng, nhóm lợi ích, thế lực đen tối. Tôi hoàn toàn đồng ý với tinh thần ấy của tác giả.

Nhưng tinh thần đó cần phải biến thành hành động ngay tức khắc. Phải có những kẻ bị lôi ra vành móng ngựa ngay tức khắc để nhân dân thấy rằng công cuộc chống tham nhũng là một việc làm tiên quyết. Không phải là một trò chính trị mang ra để dọa nạt nhau hòng thu xếp phiếu bầu nhân sự cho đại hội tới.

Tôi cũng đồng tình với tác giả về đánh giá tình hình triển khai tinh thần chống tham những này đang gặp rất khó khăn. Phải có những biện pháp đồng bộ, tháo gỡ mớ bòng bong rối rắm, cô lập những kẻ phạm tội. Phải có quyết tâm cao từ những người lãnh đạo có tâm, có tài may chăng mới giải quyết được quốc nạn này.

Tuy nhiên qua tinh thần hừng hực của bài viết và một hy vọng dễ thấy trong niềm tin của tác giả người đọc thấy được ngay tác giả là người còn trẻ, tác giả còn tin vào lý tưởng CNXH, tin vào Đảng CSVN sẽ tự làm trong sạch mình, tin rằng Đảng còn chỗ đứng trong nhân dân để tiếp tục giải quyết những căn bệnh trầm trọng trong bộ máy hành chính, qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo đất nước.

Tôi cũng thông cảm với tinh thần ấy của tác giả. Những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước tôi và các đồng chí của mình cũng hừng hực tinh thần ấy trước lời kêu gọi của TBT Nguyễn Văn Linh. Chính vì trải qua cảm xúc này, tôi mới đoán được tác giả Nguyễn Văn Lộc là một cán bộ đảng viên trẻ đang đầy tâm huyết. Nếu xét những lời kêu gọi đổi mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tinh thần đấu tranh chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng hiện nay và đem ra so sánh với thời kỳ 1986 với những lời của TBT Nguyễn Văn Linh nói khi đó, thật buồn là chả có gì khác nhau. Cũng đổi mới tư duy, kiên quyết đấu tranh với quan liêu, bè phái, tham nhũng... rồi cũng rầm rộ việc làm này, việc làm kia, xử chủ tịch tỉnh này, giám đốc nhà máy kia... vân vân và vân vân.

Thế rồi sao thưa đồng chí Nguyễn Văn Lộc. Chắc đồng chí lúc đó còn nhỏ chưa biết. Thế rồi ông Nguyễn Văn Linh đích thân cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước có uy tín lúc bây giờ đã làm gì? Họ sang kết thân với Trung Quốc, rút cục thì thời gian đó chúng ta bị Trung Quốc đánh chiếm một phần Trường Sa. Sau đó là phải nhượng Căm Pốt. Chừng ấy chưa đủ, chúng ta còn phải chia lại biên giới để hợp lý hóa một phần di tích lịch sử của chúng ta cho nước bạn.

Đổi lại là gì? Là bây giờ tham nhũng lại hoành hành. Thậm chí còn gấp ngàn lần ngày đó. Và đồng chí Nguyễn Văn Lộc đầy tâm huyết một lòng tin vào Đảng lại bừng bừng khí thế như chúng tôi gần ba mươi năm trước đây. Cũng trong cảnh ngộ như vậy. Bây giờ chúng ta lại chống tham nhũng, quan liêu, bè phái. Và chúng ta lại sang người anh em ở biên giới phía Bắc khẳng định tình hữu nghị thân thiết.

Chắc đồng chí Nguyễn Văn Lộc sẽ hỏi tôi: Thế chẳng lẽ không chống tham nhũng, lợi ích nhóm hay sao?

Xin thưa: phải chống thật mạnh mẽ. Nhưng để chống được tham nhũng mà không phải mất đất đai, biển đảo, tài nguyên, văn hóa, đạo đức, không để tham nhũng lại tái phát như lịch sử đã chứng minh thì chúng ta phải chống bằng một tinh thần khác, không phải tinh thần của người cộng sản. Còn nếu chúng ta khẳng định chỉ có tinh thần cộng sản mới đủ tập trung sức mạnh giải quyết tham nhũng, bè phái, lợi ích nhóm thì 30 năm sau, Việt Nam lại có một đồng chí... Nguyễn Văn Tài tiếp tục sự nghiệp chống tham nhũng của đồng chí Nguyễn Văn Lộc ngày hôm nay.

Tôi đọc bài của đồng chí Nguyễn Văn Lộc. Thực sự tôi chỉ dấy trong lòng một niềm thương đau xót. Thương cha tôi 60 năm trước, thương tôi 30 năm trước, thương đồng chí Nguyễn Văn Lộc bây giờ. Tôi không biết mình còn đủ sống 30 năm nữa không để xem đồng chí Nguyễn Văn Tài của tương lai có còn nhìn thấy gì trên quê hương này, để đồng chí Nguyễn Văn Tài lại có một tinh thần trong sáng, niềm tin mãnh liệt. Niềm tin ấy sẽ khiến con tim đồng chí Nguyễn Văn Tài bừng cháy như đồng chí Nguyễn Văn Lộc bây giờ!


Tuesday, January 7, 2014

HAI THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ MỸ TRUNG



HAI THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ MỸ TRUNG

Published on January 7, 2014 · No Comments
OBAMA-USA

DIGITAL CAMERA

Cũng là đi xuống dân để chia sẻ thiệt hại thiên tai, nhưng hai bức ảnh ra được hai cách khác nhau hoàn toàn. Cái hay là cả hai bức ảnh đều chụp đối tượng đến với dân trong mưa trút.
  • Nhưng Tổng thống Obama thì không cần che ô, toàn thân ướt sũng, bắt tay chia sẻ với người dân của mình.
  • Bức ảnh kia, là quan Trung Quốc, được che ô, cúi nhìn người dân đang quỳ mọp.
Hai bức ảnh cho ta nhiều ý nghĩ lớn.
Thế mới hay, làm chính khách cần văn hóa của chính khách.
Một cử chỉ thôi, lột tả rất nhanh bản chất của chính khách.
Đứng ngang dân và đứng trên dân.
Rứa đó.
THEO NGUYỄN QUANG VINH
GHI CHÚ: TỰA BÀI VIẾT DO TTXVA HIỆU ĐÍNH


Xem tin nguồn: http://ttxva.org/hai-the-che-chinh-tri-my-trung/#ixzz2pje4XLTi