Wednesday, June 29, 2016

Những khoản đền bù khổng lồ vì gây ô nhiễm trên thế giới



Những khoản đền bù khổng lồ vì gây ô nhiễm
trên thế giới 

Zing
15:37 29/06/2016

Sự cố tràn dầu hay tình trạng khai thác quá mức của doanh nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên đều chịu các mức phạt lớn. 
Nhiều nước trên thế giới từng ghi nhận các vụ cá chết hàng loạt, biến đổi hệ sinh thái hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân mà nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước. 
Ngoài các lệnh đình chỉ hoạt động nhà máy hay làm sạch môi trường, một số doanh nghiệp đã phải đóng các khoản đền bù hoặc chịu phạt.

20 tỷ USD cho sự cố tràn dầu vịnh Mexico

Tháng 4/2016, thẩm phán liên bang thành phố New Orleans, Mỹ, ông Carl Barbier, thông qua mức phạt lên đến 20 tỷ USD cho Tập đoàn dầu khí BP của Anh, nhằm giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại sau sự cố tràn dầu tại Vịnh Mexico năm 2010. Theo AP, tập đoàn BP sẽ phải hoàn tất số tiền phạt này trong 16 năm.

Mức phạt được thông báo lần đầu tiên vào tháng 7/2015, bao gồm 5,5 tỷ USD theo Đạo luật Vùng biển sạch. Số còn lại để khắc phục hệ quả ô nhiễm môi trường và bồi thường cho 5 bang chịu ảnh hưởng cùng chính quyền địa phương. 

.
Sự cố tràn dầu năm 2010 ở Vịnh Mexico. Ảnh: Getty

"BP nhận hình phạt thích đáng, bồi thường cho những thiệt hại gây ra cho môi trường và kinh tế vùng Vịnh. Mức phạt này nên là điều mà BP và các đồng nghiệp ghi nhớ, để có những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo rằng điều tương tự không bao giờ xảy ra", Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch nhấn mạnh.


Năm 2010, vụ tràn dầu bắt nguồn từ một vụ nổ tại giàn khoan Deepwater Horizon của BP ngoài khơi nước Mỹ đã làm 11 người thiệt mạng. Sự cố khiến hơn 100 triệu thùng dầu chảy ra ngoài và tàn phá bờ biển các bang miền Nam nước Mỹ, từ Florida đến Texas. Đây được coi một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ.

Theo báo cáo của Liên đoàn Động vật Hoang dã Quốc gia năm 2015, sinh vật biển đang vật lộn với môi trường sống, nếu không chết với số lượng lớn. Tại bang Louisiana năm 2014, số lượng cá heo mũi chai được phát hiện chết cao gấp 4 lần mức kỷ lục trong lịch sử. Hàng chục nghìn con rùa biển nhỏ đã chết sau thảm hoạ và số lượng tổ rùa trong khu vực tiếp tục giảm mạnh.

Chevron chịu phạt 9,5 tỷ USD

Tháng 2/2011, toà án ở Lago Agrio, Ecuador đưa ra mức phạt 18 tỷ USD, sau đó giảm xuống còn 9,5 tỷ USD đối với tập đoàn Chevron. Theo WSJ, tập đoàn dầu khí lớn thứ hai của Mỹ bị cáo buộc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực Amazon ở Ecuador, xuất phát từ hoạt động sản xuất dầu thô. Ecuador còn kiện Chevron ở Brazil, Argentina và Canada, những nơi mà tài sản của công ty này có thể bị tịch thu.

Vào tháng 3/2014, toà án các quận phía nam của New York, Mỹ, tuyên bố khoản phạt 9,5 tỷ USD là sản phẩm của hoạt động hối lộ và gian lận, do đó không thể thi hành. 
.
Các nhân viên của công ty Petroecuador đang tham gia hoạt động cải tạo và làm sạch 
tại khu vực xảy ra tràn dầu ở tỉnh Orellana, Ecuador. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, một năm sau đó, Toà Công lý Quốc tế đã ra phán quyết yêu cầu tập đoàn này bồi thường số tiền trên cho những thiệt hại môi trường trong quá trình khai thác đã ra phán quyết yêu cầu Tập đoàn dầu khí Mỹ Chevron bồi thường 9,5 tỷ USD cho những thiệt hại về môi trường đã gây ra cho Ecuador trong quá trình khai thác gần 30 năm.

Chevron mua lại Texaco năm 2001 và trở thành mục tiêu trong các khiếu nại của người dân bản địa Ecuador ở vùng Lago Agrio. Đại diện của Texaco thừa nhận đã đổ ít nhất 68 tỷ lít nước khai thác (sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất dầu và khí đốt) xuống các dòng nước trong giai đoạn 1964 - 1992 để cắt giảm chi phí.

Toà án Ecuador cũng cáo buộc công ty này để lại 900 hố sâu chứa đầy dầu thải, làm ô nhiễm đất và nguồn nước ở các vùng xung quanh. Một số ước tính cho rằng mức độ ô nhiễm ở đây cao hơn 80 lần so với thảm hoạ tràn dầu ở Vịnh Mexico. Theo các đánh giá khoa học độc lập, tỷ lệ ung thư ở những khu vực Texaco hoạt động cũng cao hơn.

Căn bệnh lạ của người Nhật và 86 triệu USD

Năm 1956, một bé gái được đưa vào bệnh viện của công ty Chisso với những biểu hiện nghiêm trọng như không thể nói chuyện, đi lại hay ăn uống. Căn bệnh được biết đến rộng rãi vào ngày 1/5/1956, khi bác sĩ Hajime Hosokawa, thuộc bệnh viện của công ty Shin Nihon Chisso Hiryo, báo cáo một "bệnh dịch lạ liên quan đến hệ thần kinh trung ương", sau khi ghi nhận 4 bệnh nhân rối loạn thần kinh không rõ nguyên nhân. Không lâu sau đó, 54 trường hợp khác được phát hiện và 17 người tử vong. 

.
Bác sĩ và một bệnh nhân Minamata trong bệnh viện. Ảnh: ehp.niehs.nih.gov

Năm 1959, các giáo sư Đại học Kumamoto đưa ra thông báo chính thức rằng căn bệnh ở vùng Minamata là bệnh thần kinh, do ăn cá và sinh vật có vỏ cứng từ vịnh Minamata.

Mãi đến năm 1968, chính phủ Nhật Bản mới chính thức công nhận thuỷ ngân hữu cơ (methyl mercury) trong chất thải công nghiệp của nhà máy Chisso là nguyên nhân gây bệnh. Cùng lúc đó, công ty tiếp tục xả nước thải ô nhiễm ra biển, làm nhiễm độc cá, khiến người dân địa phương mắc bệnh sau khi ăn cá. Điều này khiến căn bệnh ngày càng lan rộng trong khu vực.

Năm 2001, khoảng 3.000 người được chính thức công nhận là mắc bệnh Minamata. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân Minamata vẫn nằm ngoài danh sách cứu trợ do chưa xét duyệt đủ điều kiện công nhận là người nhiễm bệnh. Năm 2004, Chisso đã trả 86 triệu USD tiền bồi thường. Cùng năm, công ty phải tiến hành các biện pháp vệ sinh nhằm dọn sạch khu vực chịu ảnh hưởng.

Bệnh Minamata ở Nhật Bản là hồi chuông cảnh tỉnh cho tình trạng ô nhiễm do thuỷ ngân trong nước thải nhà máy công nghiệp tại các nước đang phát triển.

Tuy nhiên hiện nay, thuỷ ngân vẫn được sử dụng trong quy trình tách vàng từ quặng. Nó không chỉ làm tổn hại sức khoẻ của thợ mỏ, mà còn xâm nhập vào nước thải từ các mỏ và gây ô nhiễm môi trường. 
Hoàng Anh

SỰ TÀN NHẪN VÀ VÔ NHÂN ĐẠO


BS. Đỗ Hồng Ngọc: SỰ TÀN NHẪN VÀ VÔ NHÂN ĐẠO

SỰ TÀN NHẪN VÀ VÔ NHÂN ĐẠO
 
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt.

Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.

Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.

Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó.

Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.

Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên.

Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến… cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị !?!

Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp.

Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.

Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ !?!

Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.

Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên.

Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy.

Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam ??
Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc
 

Saturday, June 25, 2016

Cuộc sống vợ chồng kỳ lạ của danh hài Chí Tà


Cuộc sống vợ chồng kỳ lạ của danh hài Chí Tài

Nguyễn Hương |
Cuộc sống vợ chồng kỳ lạ của danh hài Chí Tài

Đối với showbiz, Chí Tài vẫn luôn là một "người kỳ quặc", từ cách anh bước chân vào nghề diễn hài đến cách anh lựa chọn cuộc sống với người phụ nữ của đời mình…

1, 2 tháng lại qua Mỹ để được gặp vợ 1 lần …
Theo lời kể của Chí Tài, anh cưới vợ năm 1986 tức là cách đây vừa tròn 30 năm. Phương Loan, vợ anh vốn là ca sĩ hát trong ban nhạc Chí Tài Brother’s mà anh là nhạc công.
Chí Tài hóm hỉnh: "Ngày đó bà ấy đi hát chỉ là để được ở gần anh thôi chứ không có ý định làm ca sĩ gì đâu". Thế nên khi Chí Tài rẽ ngang sang diễn hài cùng Hoài Linh, bà xã anh cũng nghỉ hát luôn và chuyển qua làm nhân viên một hãng điện tử ở Mỹ.
Chí Tài chính thức một mình về Việt Nam sinh sống năm 2002 để tiện cho hoạt động nghệ thuật. Tất nhiên, chẳng có người vợ nào muốn xa chồng thế nên hồi đầu vợ anh không cho về.
Nhưng lý do thực sự là: "Bạn anh không phải là nghệ sĩ gì đâu nhưng về Việt Nam được thời gian là bỏ vợ hết, chia tay hết. Mười người như một thế nên lúc đầu vợ anh không cho đâu.
Họ làm nghề khác còn thế, mình lại là nghệ sĩ. Người ta nói trái tim người nghệ sĩ dễ xúc cảm hơn người thường nên vợ anh lo là đúng mà rồi cuối cùng cũng có gì đâu…"
Nói thì nói thế nhưng Chí Tài bảo anh cũng… thích nhiều người. "Dĩ nhiên, anh đâu phải thần thánh đâu. Anh vẫn cảm xúc với phụ nữ. Anh vẫn say mê trước sắc đẹp chứ nếu không anh là bóng rồi".
Cuộc sống vợ chồng kỳ lạ của danh hài Chí Tài - Ảnh 1.
Ảnh cưới của vợ chồng Chí Tài cách đây vừa tròn 30 năm.
Nói chuyện với phụ nữ có duyên, anh thích. Nghe một giọng nói dễ thương, anh thích. Đứng trước một người phụ nữ đẹp, anh cũng thích. Nhưng… "Anh chỉ thích vậy thôi chứ anh có lấy người ta đâu", Chí Tài nói.
Hồi Chí Tài mới về Việt Nam, cái tên anh cũng hot lắm. Anh là bạn diễn ăn ý và gần như duy nhất của Hoài Linh ngày ấy. Vì thế anh nằm trong "tầm ngắm" của nhiều nhà báo và cả đồng nghiệp.
Hễ thấy anh đi ăn uống với ai là người ta nghĩ ngay tới chuyện anh đang cặp với họ. Vì ý nghĩ tai quái ấy mà không ít lần anh gặp rắc rối với… vợ!
Chí Tài nói mình là người rất có ý trí và kiên nhẫn. Vì có ý trí và kiên nhẫn anh mới vượt qua được những cám dỗ để trở về với vợ.
Trong khi số lần vợ chồng anh gặp nhau chỉ đếm được trên đầu ngón tay (thậm chí là trên một bàn tay) thì ở Việt Nam, hàng ngày anh gặp rất nhiều phụ nữ đẹp, nhiều người trong số đó có "suy nghĩ cởi mở" và rất mê anh!
Nhưng về Việt Nam 14 năm, Chí Tài chưa một lần gây scandal tình ái.
Gặp người khác giới phải chụp ảnh "báo cáo" vợ!
Đứa con là "sợi dây buộc chặt" vợ chồng với nhau. Vợ chồng Chí Tài – Phương Loan không có sợi dây vô hình ấy. Dù vậy, cuộc sống hôn nhân của họ chưa từng xảy ra sóng gió gì lớn.
Những ghen tuông, hờn dỗi cũng chỉ một vài ngày rồi thôi. Người này giải thích người kia làm mặt giận cho… cuộc sống vợ chồng thêm "sắc màu", thêm cung bậc tình cảm.
Cuộc sống vợ chồng kỳ lạ của danh hài Chí Tài - Ảnh 2.
Tuy hay ghen nhưng vợ danh hài cũng rất hiểu và thông cảm với nghề nghiệp của chồng.
Chí Tài bảo: "Anh có nguyên tắc, giỡn đâu thì giỡn nhưng trước mặt vợ mình không làm những việc đụng chạm tới tự ái của bà ấy. Bình thường mình có thể giỡn với cô này cô kia kiểu đấm qua đấm lại nhưng khi có mặt vợ thì không làm thế để vợ mình buồn".
Mỗi lần phải đi gặp người khác giới, Chí Tài lại chụp hình về "báo cáo" vợ. Anh bảo: "Đi lén lén người ta quay phim tung lên mạng là chết luôn. Ví dụ anh em mình ngồi nói chuyện, thấy cười hô hố, ai biết nói chuyện gì đâu. 
Người ta chụp hình, quay phim đưa lên mạng rồi ghi Chí Tài hẹn hò với cô A, cô B là chết rồi. Anh bị mấy vụ như thế rồi. Bà ấy ghen, gọi về hỏi "con nhỏ nào", mất công mình giải thích nữa".
Ở Việt Nam, Chí Tài không mua nhà. Anh dự định khi nào không hoạt động nghệ thuật nữa sẽ qua Mỹ với vợ. 14 năm ở Việt Nam, Chí Tài đều ở nhà mướn. Lúc anh đi diễn, đi quay đều có người chị họ nhà vợ tới dọn dẹp.
Thời gian đầu, người chị họ kiêm luôn chuyện nấu cơm cho danh hài nhưng sau này bị Chí Tài "cấm" luôn. Lý do là vì bà đầu bếp "nghiện hành", nấu món nào cũng cho hành làm món ăn mất hết hương vị.
Chí Tài mặt tỉnh bơ nói hóm hỉnh trước mặt người chị họ bên nhà vợ: "Em có viết vào bài thì nhớ ghi tên bà ấy là Nhung lùn. Bà này là "thám tử" của vợ anh luôn đó. Anh gặp ai là bả méc vợ anh liền…". Trước những lời trêu chọc của danh hài, bà Nhung vừa dọn dẹp vừa cười cười.
SOHA-NEWS
 

Tuesday, June 14, 2016

Biển Đông không còn nằm trong chủ đề quan tâm của Bộ Ngoại giao Việt Nam? Ngọc Thu

Biển Đông không còn nằm trong chủ đề quan tâm của Bộ Ngoại giao Việt Nam?

Ngọc Thu
7-6-2016
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình bị bịt miệng về Biển Đông.
Ảnh minh họa: Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình bị bịt miệng về Biển Đông.
Từ khoảng giữa tháng 4 cho tới nay, báo chí trong nước đã đăng nhiều phát biểu về vấn đề Biển Đông của ông Lê Hải Bình, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhưng trên website chính thức của Bộ Ngoại giao, đặc biệt là trang tiếng Anh, hầu như không cập nhật tin tức về tình hình Biển Đông.
Chẳng hạn như, phát ngôn của BNG Việt Nam về lập trường của Nga, hay phát biểu của ông Lê Hải Bình về việc ủng hộ tuần tra chung giữa Mỹ và Philippines, cũng không được đăng tải trên website của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Một ví dụ gần đây nhất là cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 2/6/2016, website của Bộ Ngoại giao có đăng bản tin tiếng Việt, nhưng đã cắt bỏ toàn bộ phần tin nói về Biển Đông:Họp báo thường kỳ lần thứ 7. Còn bản tin tiếng Anh về buổi họp báo này của Bộ Ngoại giao thì không rõ có hay không, nhưng không thấy đăng trên website này hay bất kỳ nơi nào khác.


Tuy nhiên, thông tin về buổi họp báo này lại được các báo trong nước đưa tin mà không bị kiểm duyệt phần nói về Biển Đông. Báo Chính phủ và Đài Tiếng nói Việt Nam đã đăng sau đây:
Còn bản tin tiếng Việt đăng trên website Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cắt bỏ hoàn toàn, không có chỗ nào nhắc tới Biển Đông, mà chỉ nói tới 4 chủ đề sau: 1. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự Hội nghị Cấp cao của Liên hợp quốc về HIV/AIDS; 2. Bộ trưởng Ngoại giao Lào thăm chính thức Việt Nam; 3. Chương trình “Gặp gỡ địa phương – Ngoại giao đoàn năm 2016” dành cho khu vực Tây Nguyên; 4. Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển và an ninh biển: Hợp tác Quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm Á – Âu” tại Hạ Long.
Chuyện gì đang xảy ra trong Bộ Ngoại giao VN? Vì sao phát biểu của ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, về Biển Đông đã bị kiểm duyệt? Bộ Ngoại giao Việt Nam được lệnh phải quên Biển Đông hay tự họ kiểm duyệt vì sợ nhắc tới nó sẽ làm “bạn vàng”, “bạn tốt” nổi giận? Nhờ quý độc giả giúp tìm hiểu thêm thông tin này.

Tuesday, June 7, 2016

Những nguy cơ ô nhiễm độc hại được cảnh báo trước


Những nguy cơ ô nhiễm độc hại được cảnh báo trước

LTS. Trước vấn đề thời sự – thảm họa môi trường tại vùng biển miền Trung – đang rất nóng trong dư luận, tòa soạn nhận được bài viết của CTV Huyền Lam, hiện đang làm việc trong lĩnh vực môi trường tại Hoa Kỳ, xin giới thiệu cùng bạn đọc quan tâm.
Hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung gây hoang mang dư luận – Ảnh: AFP
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế với nghi vấn liên quan tới nước thải từ khu công nghiệp Formosa – Hà Tĩnh. Bởi một nhà máy luyện kim nếu không tuân thủ những quy tắc kiểm soát chất thải nghiêm ngặt sẽ ô nhiễm môi trường qua 3 luồng: nước thải, khí thải và nước ngầm. Sự ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống không chỉ dưới nước mà còn trên đất liền, tác hại nghiêm trọng đến hàng triệu người. 
Luồng khí thải: Là luồng có tác động lâu dài, lan rộng đến cư dân nhất. Các ống khói nhà máy luyện kim nếu không được lấp ráp bộ phận xử lý khí thải, sẽ phát tán chất độc và phân tử kim loại nặng đi khắp nơi trên diện rộng cả trăm ki-lô-mét. Những chất độc này lơ lửng trong không khí, được mưa và độ ẩm cho tích tụ xuống đất, gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm theo thời gian. Cư dân, sinh vật sống trong môi trường này sẽ bị nhiễm kim loại và hóa chất, gây nguy hại đến tính mạng và sức khỏe.
Xin đơn cử nhà máy luyện kim tại thành phố Everett bang Washington – Hoa Kỳ, hoạt động từ năm 1894 đến 1912 khi tác hại môi trường còn chưa được biết nhiều như ngày nay. Dù đã đóng cửa hơn một trăm năm, nhưng vào thập niên 1990 mức ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm vẫn còn nặng nề. Các chuyên gia môi trường phát hiện ra rằng: Ô nhiễm môi trường không chỉ trong phạm vi gần nhà máy mà còn lan tỏa trên khu vực rộng do các ống khói thả ra. Chính quyền tiểu bang Washington nổ lực tấy sạch ô nhiễm bằng cách lấy lớp đất bên trên đi xử lý. Đây là công tác hết sức tốn kém, to lớn đến nỗi đã thi hành hơn 20 năm qua vẫn chưa thể hoàn tất.
Vì mức độ ô nhiễm tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, Bộ Môi sinh tiểu bang Washington đã phát hành bảng hướng dẫn bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt cho cư dân trong vùng. Qua đây chúng ta thấy được sự nguy hiểm của nhà máy luyện kim nếu không xử lý được chất thải. Bởi kim loại nặng là chất khó tự tiêu hủy trong thiên nhiên theo thời gian được.
Ngày nay một nhà máy luyện kim gắn bộ phận xử lý khí thải dĩ nhiên rất tốn kém do kỹ thuật phức tạp. Bên cạnh đó sau quá trình xử lý lượng khí thải nhất định, bộ phận này phải được thay thế hoặc làm mới để có thể tiếp tục lọc được chất độc.
Một nhà máy luyện kim nếu không tuân thủ những quy tắc kiểm soát chất thải nghiêm ngặt sẽ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Luồng nước thải: Nhà máy luyện gan thép xử dụng lượng nước rất lớn trong quá trình luyện kim. Nguồn nước thải chứa đựng hỗn hợp kim loại nặng rất cao, rất nguy hại đến môi trường sống không những cho sinh vật dưới nước mà cả con người và sinh vật trên bờ do những chất kim loại này sẽ được sóng đẩy thâm nhập vào bờ. Xử lý nguồn nước thải tốn kém còn hơn xử lý nguồn khí thải do quy trình tách kim loại dưới dạng phân tán ra khỏi nước khá phức tạp, đòi hỏi nhiều công nghệ. Quy trình này yêu cầu cơ quan nhà nước thanh tra nghiêm ngặt để kim loại và hóa chất độc hoàn toàn được loại bỏ trước khi xả vào nguồn nước chung. 
Nước thải chưa xử lý phải được thâu gom vào bồn chứa. Nước thải đã được xử lý cũng phải gom vào bồn chứa riêng, chờ cơ quan chức năng khám nghiệm đúng tiêu chuẩn mới được xả thải lô nước đó. Mỗi lô nước phải được kiểm tra riêng biệt, có như thể mới bảo đảm được không sai sót trong quy trình xử lý nước thải.
Xin đơn cử nhà máy luyện kim đang hoạt động tại ngoại ô thành phố Seattle bang Washington. Nước thải từ nhà máy luyện thép, sau khi được xử lý loại bỏ kim loại và hóa chất độc hại, nước thải vẫn không thể thải trực tiếp ra biển, ra sông mà sẽ thải vào hệ thống cống thành phố để được gom lại xử lý thêm một lần nữa trước khi ra biển. Chính quyền đã thuê các chuyên gia môi trường giám sát nhà máy gắt gao, kiểm tra định kỳ, thiết lập hồ sơ các thông số môi trường nhằm phân tích các biến động trong quá khứ lẫn hiện tại.
Luồng nước ngầm: Công ty luyện gan thép xử dụng khá lớn nguyên liệu thô. Trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất để luyện nguyên liệu thành gan thép sẽ làm rơi rớt, lan tràn những chất độc hại, đó là chưa kể nhà máy thường tẩy rửa các thiết bị. Những chất độc hại này sẽ tích tụ, thấm vào lòng đất do mưa và nước tẩy rửa lan tràn trên mặt đất. Chất độc sẽ phát tán vào mạch nước ngầm, lan đi khắp nơi, tác động nghiêm trọng đến cư dân trên diện rộng khi xử dụng nước giếng hoặc nước sông. 
Để giải quyết vấn đề này, lực lượng thanh tra môi trường phải thường xuyên lấy mẩu đất, nước ngầm tại nhà máy và khu vực chung quanh để thử nghiệm.
Lời trần tình: Ngày nay rất nhiều nhà máy chế tạo kim loại tại các nước phát triển như Âu Châu và Hoa Kỳ đóng cửa do giá thành quá cao vì phải tuân thủ quy trình xử lý chất thải, không cạnh tranh nổi với một số nhà máy tại châu Á, Phi vì ham lợi nhuận, coi thường sức khỏe con người đã bỏ qua quy trình xử lý chất thải. Các nước phát triển thấy rõ được sự bất lợi trong cạnh tranh ngành thép, nhưng kiên quyết không coi thường việc xử lý chất thải. Đối với các nước này, khi ô nhiễm đã xảy ra thì chi phí tẩy rửa vùng ô nhiễm và khôi phục sức khỏe cho con người là con số khổng lồ, khó lòng kham nổi. Kinh nghiệm của các sự cố dù đã hơn trăm năm vẫn còn tác động đến ngày nay, đã giúp họ thấy việc kiểm soát và xử lý chất thải là điều vô cùng cần thiết.
Câu nói của ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoai Formosa: “Hoặc là chọn nhà máy thép hiện đại, hoặc là chọn con cua con cá” là câu nói của một nhà máy cách đây 100 năm khi các trang thiết bị xử lý chất thải chưa được chế tạo. Trong khi ấy các nhà máy luyện thép tại Hoa Kỳ và Châu Âu: con cá, con cua cùng sống vì chất thải đã được hoàn toàn xử lý. 
Các nhà máy này đã chọn môi trường sống trên hết, nếu không kham nổi chi phí sẽ đóng cửa. Bởi sức khỏe con người và môi trường sống của muôn loài là vô giá, không thể nào đánh đổi được. 
Huyền Lam 

Saturday, June 4, 2016

Về trường hợp Bob Kerrey


Về trường hợp Bob Kerrey

 


Tác giả: Nguyên Ngọc (Văn Việt)


Cần phải đọc bài này của nhà văn Nguyên Ngọc để hiểu tư cách đối mặt của Bob Kerrey trước sự việc xảy ra với bản thân mình, khi sự thật bị đưa ra ánh sáng.
Và người viết, một nhà văn- người lính trong cuộc. Ông hiểu sâu sắc chiến tranh không phải trò đùa. Mỗi con người đứng bên chiến tuyến nào, cũng đều phải hành xử theo phận sự của chiến tuyến đó. Nhưng bi kịch của chiến tranh, của cái phận sự con người, là ngay cả khi hòa bình- chiến tuyến đó vẫn không thể bị lấp đầy, cho dù lương tri con người tỉnh ngộ, đau đớn và hổ thẹn sám hối
Lòng người, ở một số- hóa ra còn thâm sâu, chia rẽ hơn cả những chiến tuyến chiến tranh! Cho dù bình thường họ hót rất hay
Những ngày qua, trên các báo và các trang mạng, nhiều người đã lên tiếng tranh cãi về việc cựu chiến binh Mỹ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) mà chúng ta đều mong đợi với rất nhiều hy vọng, mới được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tranh cãi đến nay chưa xong.
Quả thật Bob Kerrey là một nhân vật không hề đơn giản. Và cũng có thể, trong một chừng mực nhất định, trường hợp của ông là rất tiêu biểu cho việc, dù muốn hay không, thì ta vẫn còn phải nghĩ rất nhiều và cố mà thấu hiểu hơn nữa về cuộc chiến tranh đã qua. Về những con người, từng con người, đã đi qua cái lò lửa địa ngục ấy, bị nó đốt cháy và trui rèn. Số phận của họ, nỗi đau và trằn trọc không dễ nguôi của họ. Nhất là những người còn sống sót và đang đối mặt với cuộc sống hôm nay. Tôi, tôi cũng từng đi qua đó, và nay còn sống sót. Nên tôi cũng muốn hiểu. Tôi quan tâm đến Bob Kerrey, trường hợp kinh hoàng của ông ngày ấy, và cuộc đối mặt của ông hôm nay với thách thức ông đang đảm nhận. Và cũng muốn tự nghĩ cả về chính mình.
Nhiều người đã nói các chi tiết rồi, tôi chỉ xin nhắc lại vắn tắt: Đầu năm 1969, Bob Kerrey là đại úy, chỉ huy một trung đội SEALs, kiểu đơn vị biệt kích tinh nhuệ nhất hải quân Mỹ. Phân đội của ông được báo có lãnh đạo cao cấp của Việt cộng sẽ họp cùng bí thư chi bộ địa phương ở Thạnh Phong, một ấp nhỏ ven biển thuộc tỉnh Bến Tre. Ông cho đơn vị của mình tập kích vào Thạnh Phong. Ông nói rằng ông không tự tay giết người, điều ấy có thể tin, một người chỉ huy không nhất thiết phải tự mình bắn. Nhưng ông thừa nhận ông chịu trách nhiệm toàn bộ: họ đã giết chết 24 người, trong đó có 14 phụ nữ và trẻ em cùng một ông già. Bob nói: “Cuối cùng vẫn là những người phụ nữ đã chết, những đứa trẻ đã chết… vẫn là cái chết.” Và là tội ác. “Tội lỗi đối với tôi là cảm giác đầy hủy diệt…”. Suốt 32 năm nay. Suốt đời…
Sau chiến tranh, Bob Kerrey từng là thượng nghị sĩ, là thống đốc bang, là ứng viên tổng thống Hoa Kỳ, và trên tất cả các cương vị đó, ông đã có đóng góp quan trọng và lâu dài cho quan hệ Việt – Mỹ và trao đổi giáo dục giữa hai nước, ông cũng là một trong những nhân vật hàng đầu thiết kế chương trình kiên trì suốt nhiều năm cho sự ra đời của FUV hôm nay. Có thể nói không quá, ông đã làm tất cả cho Việt Nam, cho giáo dục Việt Nam… Nhưng chưa bao giờ ông coi là có thể bù đắp tội lỗi đã gây ra.
Tôi chưa từng gặp Bob Kerrey, nhưng tôi may mắn có một người bạn thân, Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard, Chủ tịch Quỹ Sáng kiến Đại học Việt Nam (the Trust for University Innovation in Vietnam – TUIV), đơn vị chịu trách nhiệm huy động vốn để đầu tư cho FUV, cũng là người đã trực tiếp chọn Bob Kerry cho vị trí Chủ tịch Hội đồng Tín thác FUV. Thomas Vallely kể với tôi rằng, khi những người bạn cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam của Bob Kerrey là thượng nghị sĩ McCain và ngoại trưởng John Kerry đến gặp Bob để giúp ông trước nỗi ám ánh tội lỗi đeo đẳng, thì Bob đưa ra cho các bạn một yêu cầu buộc họ phải cam đoan: tuyệt đối không được bào chữa cho ông! Tôi nói với Thomas Vallely: “Vậy thì ông đã chọn rất đúng người lãnh đạo FUV!”.
Tôi cũng nói với Vallely rằng, nhưng phần tôi, là một người cũng từng có mặt trong suốt cuộc chiến tranh ấy, tôi thấy tôi cũng có bổn phận nói điều này khi tôi đọc được câu Bob Kerrey trả lời phóng viên Vietnamnet. Ông nói: “Hành động của tôi ở Việt Nam là kinh khủng và tôi tin đã được điều tra kĩ càng. Đó không phải là Mỹ Lai. Tuy nhiên, như bộ phim tài liệu sẽ sớm được phát của Ken Burns cho thấy: Chiến thuật của chúng tôi đã khiến ít nhất một triệu người vô tội thiệt mạng.” Bob Kerrey không để cho ai bào chữa cũng quyết không tự bào chữa cho mình, ông biết ông là một tội phạm không cầu mong được tha thứ, nhưng đồng thời bằng trải nghiệm đau đớn nhất của mình, ông cũng chỉ ra mâu thuẫn chết người trong cái mà ông gọi là “chiến thuật của chúng tôi”, tức của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam: để tiêu diệt Việt Cộng phải đánh bật họ ra khỏi dân thường, ra khỏi “phụ nữ và trẻ con” (còn được gọi là chiến thuật “tát nước để bắt cá”). Mà điều ấy là vô phương, bởi vì, đặc biệt ở nông thôn, thời ấy, hai thực thể đó về căn bản là một. Không thể đánh trúng cái này mà không đánh trúng cái kia! Không thể diệt Việt Cộng mà không giết dân, đàn bà và trẻ con! Cho nên, cho phép tôi nói điều này: Bob Kerrey là tội phạm, điều ấy ông đã đau đớn nhận, nhưng ông cũng là nạn nhân. Nạn nhân bi thảm của cái “chiến thuật” nghe rất hay ho kia. Bob Kerrey nhận ra mâu thuẫn chết người ở chiến thuật ấy, nhưng không dùng nó để bào chữa cho mình. Điều đó là vĩ đại. FUV có được một người đứng đầu như vậy là tuyệt đẹp. Và tôi cho lựa chọn của FUV là thật nhân văn.
Còn riêng đối với chúng tôi thì sao, chúng tôi, những người từng là lính Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính tôi từng được trải nghiệm, có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng chết để che cho chúng tôi?
Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi…
Blog Kim Dung

Tuesday, May 31, 2016

Rớt nước mắt trước chuyện đời của nữ ca sĩ Việt có 19 đứa con

Rớt nước mắt trước chuyện đời của nữ ca sĩ Việt có 19 đứa con

46 tuổi – Phi Nhung vẫn là một người đàn bà lẻ bóng, không gia đình, không chồng con, nhưng mỗi khi ai nhắc đến sự cô đơn của mình, Phi Nhung vẫn nói chị đã là mẹ từ rất lâu: mẹ của những đứa trẻ mà chị đã cưu mang, nuôi nấng.

phi_nhung

Câu chuyện nghề nghiệp cũng như cuộc đời của Phi Nhung như một chuyện cổ tích về đam mê và lòng kiên trì vượt qua mọi khó khăn và trắc trở của cuộc đời.

Xuất thân của Phi Nhung vô cùng đặc biệt. Phi Nhung tên đầy đủ là Phạm Phi Nhung. Nhung là kết quả của mối tình vụng trộm giữa một thiếu nữ Pleiku và một lính Mỹ. Mặc dù bị gia đình ngăn cản, bắt phá thai nhưng mẹ cô đã kiên quyết giữ đứa trẻ lại.

Tuy cùng do một mẹ sinh ra, nhưng nếu như 5 người em của Phi Nhung là kết quả của cuộc hôn nhân giữa mẹ và bố dượng thì Phi Nhung lại mang trong mình dòng máu lai. Những năm tháng tuổi thơ của Phi Nhung gắn liền với cuộc sống cơ cực, vất vả và nỗi ám ảnh về thân phận con lai, khi mà ngày bé đi đến đâu chị cũng bị người xì xào, chỉ chỏ về thân thế của mình. Chính vì thế ngày nhỏ, Phi Nhung luôn mang nhiều mặc cảm. Chị ít bạn, sống nhút nhát và khép kín.

Vào năm 1982, mẹ Phi Nhung qua đời khi cô mới được 11 tuổi. Người con gái mồ côi cả cha lẫn mẹ này phải về ở với ông bà ngoại trong một hoàn cảnh chật vật. Phi Nhung đã trải qua những ngày tháng vất vả, phải lo đủ mọi việc, kể cả việc chăm sóc 5 đứa em cùng mẹ khác cha và mấy đứa cháu.

Vào tháng 10 năm 1989, Phi Nhung được sang Mỹ theo diện con lai do một người mợ bảo lãnh và cư ngụ tại Tampa, tiểu bang Florida. Sau đó, cô tình cờ gặp được ca sĩ Trizzie Phương Trinh và đã dọn về Nam Cali ở chung với Trizzie và con đường âm nhạc của cô bắt đầu rạng rỡ hơn sau đó. Dù đã gặt hái vô số thành công nhưng ẩn sâu trong kí ức Phi Nhung là những chuỗi ngày đầy nỗi đau.


N_008_copy_1417963847_660x0

Chính vì cảm nhận quá rõ những điều mà một đứa trẻ mồ côi phải chịu đựng, nên khi đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng, sau khi chăm lo chu đáo cho các em, Phi Nhung dành số tiền tiết kiệm của mình để đi làm từ thiện. Hiện chị có đến 19 đứa con nhưng không có đứa trẻ nào là máu mủ ruột thịt của chị.

Chia sẻ về lý do nhận nuôi gần hai chục đứa trẻ, Phi Nhung bảo "Nếu ngày trước, 6 chị em Nhung không được cưu mang, giúp đỡ thì có lẽ đã không có Phi Nhung của ngày hôm nay. Nhìn thấy các bé, Nhung như nhìn thấy chính mình cách đây mấy chục năm về trước.

Nghĩ đến quá khứ của mình cũng từng có hoàn cảnh như vậy, nghĩ đến mẹ Nhung cũng một thời lam lũ gồng gánh nuôi gia đình, nghĩ đến chị em Nhung ngày trước cũng sống nhờ cơm gạo của họ hàng...

Vì vậy, hơn ai hết, Nhung hiểu được cảm giác thiếu thốn tình cảm, hàng ngày vật lộn với cuộc sống mưu sinh của những đứa trẻ không cha không mẹ".


Đúng thời gian đó, Phi Nhung gặp sư cô Minh Viên là người đang cùng chị chăm sóc những đứa trẻ tại chùa Pháp Lạc bây giờ. Theo lời Phi Nhung kể, ngày đó, chùa Pháp Lạc chỉ như một cái am nhỏ, rất hoang sơ. Sư cô Minh Viên chia sẻ với chị về ý định xây dựng chùa để nhận những đứa trẻ mồ côi về nuôi nhưng kinh phí hạn hẹp quá. Thế là Phi Nhung cùng với các nhà hảo tâm đã xây chùa Pháp Lạc tại Bình Phước để cho những đứa trẻ kém may mắn có một gia đình, có một chỗ lưu thân.

Để lo ăn ở, học hành cho 19 đứa con, hàng tháng Phi Nhung phải chu cấp số tiền không nhỏ, chưa kể chị còn bỏ tiền vào tài khoản riêng ở ngân hàng cho mỗi đứa. Vì vậy mà Phi Nhung cật lực chạy show không một ngày dám nghỉ. Không quán xá, không tụ tập bạn bè chuyện phiếm, đến mua một cái ví, cái áo, chị nói “mình cũng phải cắc củm, so đo”.

Trong live show “Thương một người dưng” diễn ra vào hồi tháng 10-2014, ca sĩ Phi Nhung từng chia sẻ rằng, khoảng 10 năm trước, chị đã nghĩ đến chuyện lấy chồng sinh con. Tuy nhiên, công việc quá bận rộn nên mọi thứ cứ trôi qua trước mắt.


3_8970_1419348268

Giờ đây, Phi Nhung đã thôi không còn muốn lấy chồng sinh con nữa. Chị chỉ muốn tập trung cho sự nghiệp và những đứa con nuôi. Tuy nhiên, những người biết về cuộc đời của nữ ca sĩ này đều hiểu rằng đằng sau chuyện Phi Nhung không muốn lấy chồng có lẽ còn có một ẩn tình khác khó nói. Rất có thể đó là sự ám ảnh của quá khứ, của tuổi thơ bị hắt hủi mà Nhung đã đi qua.



http://www.webtretho.com/forum/f3197/rot-nuoc-mat-truoc-chuyen-doi-cua-nu-ca-si-viet-co-19-dua-con-2185965/

Những cô gái quý hiếm


Những cô gái quý hiếm

Chị Nguyễn Nguyên Bình, con gái của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, từng học cùng khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với ông Nguyễn Phú Trọng
Cô nhà báo phơi bày quỷ kế

Trên các mạng thông tin tự do gần đây, giữa lúc có nhiều tin tức thời sự nóng bỏng như sự kiện cá chết hàng loạt trong vụ Formosa ở Hà Tĩnh và chuyến đi thăm VN của TT B.Obama, đã xuất hiện một số bài viết đặc sắc và có giá trị, liên quan đến một số cô gái nổi bật do những ý tưởng, nhân cách khác thường.

Đây có thể là báo hiệu của một mùa xuân trên mặt trận truyền thông rất đáng chú ý, các nữ nhi yêu nước, yêu dân chủ như những bông hoa đẹp nở rộ đầu mùa xuân.

Các cô gái nhà văn, nhà báo, blogger, tham gia phong trào Dân chủ, Nhân quyền những năm gần đây xuất hiện ngày càng đông đảo. Sau Dương Thu Hương, PhạmThị Hoài, Ý Nhi đã xuất hiện Võ Thị Hảo, Bùi Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trịnh Kim Tiến, Hoàng Thụy My, Trang Hạ, Dương Thị Xuân, Bùi Minh Hằng … Một số cây bút nữ có uy tín, có đông bạn đọc đã rút chân ra khỏi hội Nhà Văn VN do đảng quá tận tình chăn dắt- một tổ chức Phi Chính Phủ ONG trá hình, ăn lương của Nhà nước và của đảng CS – để tự mình lập nên Văn đoàn Độc lập VN, như Ngô Thị Kim Cúc, Thùy Linh, Dư Thị Hoàn…

Hôm nay 30-5 trên mạng Anh Ba Sàm có bài rất nên đọc của cô nhà báo Nguyễn Nguyên Bình, mang cái tít rất vui là “Bài viết cho các vị chưa lú hẳn”, nội dung mới mẻ, đầy kiến thức, đi khá sâu phân tích vụ án “cá chết la liệt dọc bờ biển miền Trung” hiện chưa được chính quyền kết luận minh bạch.

Tôi được biết rất sớm về cô Nguyên Bình, khi cô say mê nghề làm báo từ khi gần 30 tuổi vào những năm 1968,1969, sau khi học đại học Văn, tình nguyện về tập sự viết báo tại tòa soạn báo Quân Đội Nhân Dân. Cô là con gái yêu của nguyên thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hồi đó là chính ủy Quân khu IV, rồi Đại sứ VN tại Trung Quốc. Tôi luôn coi anh Vĩnh cùng chị Ban vợ anh là bạn vong niên, anh lớn tuổi hơn tôi đúng một con giáp – năm nay anh thọ 101 tuổi, còn minh mẫn,thật đáng mừng, – và tôi cũng luôn coi cô Nguyễn Nguyên Bình là bạn đồng nghiệp vong niên. Tôi quý cô Nguyên Bình ở tính tình hiền hậu, rất thông minh, lại chăm chỉ, hiện cô có trình độ chữ Hán và tiếng Hoa loại siêu, một tay phiên dịch chuyên nghiệp.

Chính vì vậy bài viết của cô về sự kiện Formosa rất lý thú, mở ra nhiều kiến thức mới mẻ về chính sách bá quyền bành trướng của TQ. Chúng đã tận dụng kho tàng chiến thuật và chiến lược của Tôn Tử để tề gia, trị quốc, bình Đông Nam Á. Theo cô, vụ cá chết vừa qua là nằm trong ‘’ Kế liên hoàn’’ là kế thứ 35 trong Binh Pháp Tôn Tử , nối nhiều kế, móc nối nhau tạo thành chuỗi móc xích hoàn chỉnh, tạo phản ứng dây chuyền rối loạn rất khó tìm ra manh mối.

Cô nhà báo chỉ ra quỷ kế “Tiếu lý tàng đao” – dấu dao trong nụ cười, là kế thứ 10 trong 36 kế của Binh pháp Tôn tử, được vận dụng trong hàng loạt dự án hoành tráng nhưng rất quỷ quyệt, như Bâu xít Tây Nguyên, các nhà máy nhiệt điện, xi măng, hóa chất, trồng rừng, giao thông vận tải và tiêu biểu nhất là Formosa.

Cô nhà báo giải thích rằng để qua mắt dư luận có phần nghi ngại, phía TQ thực hiện kế “Man thiên quá hải nghĩa là “che trời để qua biển” là kế số 1 trong 36 kế. TQ xảo quyệt đội lốt, hùn vốn, phối hợp chung vốn với các nhà đầu tư Indônesia, Malaixia, Đài Loan ( phần lớn đều gốc gác Hoa Kiều ĐNÁ ) để thu lợi nhuận cao, bán thiết bị cũ với giá cao, dành lao động kỹ thuật và lao động phổ thông cho công nhân lục địa, đồng thời khống chế các địa bàn hiểm yếu về quốc phòng nước ta.

Một kế nữa là “Tá đao sát nhân” – mượn dao giết người, như lũng đoạn các ngư trường truyền thống, buộc ngư dân VN phải di dời xuống phía Nam, gây căng thẳng xung đột với chính quyền và ngư dân tại vùng này.

Một kế thâm hiểm nữa là “Quan môn tróc tặc” kế số 22 của Tôn tử, nghĩa là “đóng cửa bắt địch” như bao vây VN cả phía Đông (sông MêKông) và phía Tây ( ven biển), rải người từ Bắc xuống phía Nam để khi cần thì nhanh chóng chiếm cả nước không mấy khó khăn, theo thế trận vây kín.

Kế hiểm cuối cùng là kế “Phản khách vi chủ” là kế Tôn Tử thứ 30, – từ Khách biến thành chủ. Đó là kế cuối cùng hoàn thành việc bình thiên hạ, biến khách thành chủ, ngay từ khi đầu đã thuê đất rồi coi là tô giới riêng, làm chủ nhiều vùng đất, lập khu vực, hàng rào, làng mạc, phố xá cửa hàng cửa hiệu, chợ quán, phố xá trường học, bệnh xá riêng…Khi cần là biến ngay thành đất TQ hoàn toàn rồi.

Toàn bộ dã tâm bá quyền bành trướng của Bắc Kinh được nhà báo Nguyễn Nguyên Bình vạch trần, từ lý thuyết Tôn Tử đến thục tế hiện trường, như một bản cáo trạng đầy đủ, không ai có thể che dấu phản biện nổi.

Lãnh đạo đảng và Nhà nước không dám làm, phân tích, mổ xẻ, xử lý vụ án lớn này thì một cô nhà báo am hiểu lý luận bành trướng gốc gác Đại Hán và theo dõi thực tiễn đã mạnh dạn phơi bày ra ánh sáng dư luận .

Trên đây là một bài báo rất cần cho 19 ủy viên Bộ Chính trị, cho 500 đại biểu quốc hội khóa XIV mới được bàu, cho các quan chức các bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cơ quan Tổng thanh tra chính phủ nghiên cứu, ghi nhận và đề ra phương án giải quyết, không thể cứ ngậm miệng ăn tiền mãi được nữa.

Bùi Tín
Ba Sàm

CHÍNH TRỊ LÀ SỰ NGHIỆP CỦA MỖI NGƯỜI DÂN


Phạm Thanh Sơn: CHÍNH TRỊ LÀ SỰ NGHIỆP CỦA MỖI NGƯỜI DÂN


Chính trị là sự nghiệp của toàn dân


Sau khi theo dõi chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của Obama. Ta thấy họ xây dựng một hình ảnh tổng thống quyền lực nhưng rất gần dân, ông bay sang Việt Nam bằng chiếc máy bay hiện đại như một tòa nhà 5 tằng,với một đoàn tùy tùng khoảng 1000 người, và đi lại bảo vệ ông bằng xe bọc thép, nhưng ông nhẩy từ xe xuống ăn bún chả đứng trú mưa vỉa hè hay tán gẫu với dân và sinh viên Việt Nam.

Họ làm chính trị rất chuyên nghiệp. Chính trị là của toàn dân, mà ai cũng tham gia và bị lôi kéo vào từ bà bán bún chả, sinh viên, người dân Việt Nam đều tham gia.

Hãy quan sát bầu cử của Mỹ họ chiếu lên TV cho toàn dân xem các cuộc tranh luận nẩy lửa của các ứng cử viên TT, mọi người dân đều được bình luận và chia sẻ và lựa trọn ứng cử viên mình thích.

Vậy chính trị của họ là gì, là của toàn dân mà ai cũng đóng góp.

Trong khi Việt Nam thì sao đảng cử dân bầu, người dân cóc biết ứng cử viên là ai nhưng vẫn đi bầu. Vậy chính trị ở Việt Nam chỉ là một nhóm nhỏ trên thượng tầng kiến trúc họ tham gia thao túng hết, còn đa số người dân ở Việt Nam vô cảm và là những con lừa cho họ sỏ mũi.

Hãy quan sát vụ đấu tố Mic Phan Anh trên TV cũng vậy. Khi người dân quan tâm đến vụ ô nhiễm môi trường tức họ quan tâm đến chính trị, VTV cơ quan truyền của đảng họ đã cho Tạ Bích Loan lên nhằm định hướng truyền thông là các nguồn tin đăng hay chia sẻ từ các nhà báo lành nghề chứ không nên từ các Facebooger lề dân.

Bao giờ người dân hiểu được chính trị là sự nghiệp của toàn dân như nước Mỹ thì mới mong đất nước hưng thịnh và phát triển được.

Không như ở Việt Nam, ĐCS họ gieo rắc quan điểm sai lầm: Ai làm tốt việc của mình như nông dân đi cầy cuốc, công nhân lo nhà máy, nhà báo lo viết bài đếm chữ ăn tiền, con buôn lo làm giầu, trí thức lo nghiên cứu. Còn việc làm chính trị độc quyền chỉ có đảng và nhà nước mới được làm.
 

 

Sunday, May 29, 2016

Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội




Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội

Ban Quốc tế |
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội

Hôm nay, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng thống Barack Obama đã có bài phát biểu 30 phút về quan hệ Việt-Mỹ. Chúng tôi xin gửi đến quý độc giả bản dịch toàn văn bài phát biểu.

Xin cảm ơn, xin cảm ơn rất nhiều.
Kính thưa Chính phủ và người dân Việt Nam, xin cảm ơn vì đã dành cho tôi sự chào đón rất nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Và cũng xin cảm ơn tất cả các bạn đã có mặt tại đây hôm nay.
Người dân trên khắp lãnh thổ đất nước vĩ đại này, trong đó có rất nhiều thanh niên đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hi vọng của Việt Nam.
Trong chuyến thăm lần này, sự thân thiện của người dân Việt Nam đã chạm đến trái tim tôi. Bao nhiêu người xếp hàng dài trên các con phố, nở nụ cười và vẫy tay chào, đã giúp tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa con người hai nước.
Tối qua, tôi đã có dịp đến thăm phố cổ Hà Nội, được thưởng thức những món ăn tuyệt vời của Việt Nam. Tôi đã ăn thử bún chả, uống một chút bia Hà Nội. Nhưng tôi phải nói rằng, trên những con phố đông đúc tại đây, chưa bao giờ trong đời tôi nhìn thấy nhiều xe máy đến thế.
Thế nên là tôi chưa dám thử qua đường, nhưng có lẽ lần tới tôi quay lại thăm Việt Nam, các bạn có thể hướng dẫn tôi qua đường.
Tôi không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên - cũng giống như nhiều người trong số các bạn ở đây hôm nay - lớn lên sau khi cuộc chiến đã khép lại. Khi những lực lượng quân đội Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, tôi mới 13 tuổi.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về người Việt Nam là khi tôi còn ở Hawaii, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Tôi đã được gặp cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở đó, nhiều người trong số đó còn trẻ hơn tôi.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội - Ảnh 1.
Tổng thống Obama phát biểu tại Trung tâm Hôi nghị Quốc gia.
Giới trẻ Việt Nam hiện nay, giống như hai cô con gái tôi, được sinh ra và lớn lên trong hòa bình và bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Khi đến Việt Nam, tôi ý thức được quá khứ, ý thức được lịch sử khó khăn, nhưng mặt khác cũng hướng đến tương lai, đến sự thịnh vượng, đến những mục tiêu an ninh và ổn định để hai nước có thể thúc đẩy lẫn nhau.
Tôi cũng đến đây với sự trân trọng dành cho lịch sử huy hoàng của dân tộc Việt Nam. Trong suốt hàng thiên niên kỉ, người nông dân đã chăm sóc cho những mảnh đất này. Lịch sử đã được thể hiện qua trống đồng Đông Sơn.
Trên khúc sông này, Hà Nội đã đứng vững trong hơn nghìn năm qua. Thế giới luôn quý trọng lụa và những bức tranh của Việt Nam; còn Văn Miếu là minh chứng cho sự ham học hỏi của con người các bạn.
Nhưng trong nhiều thế kỉ, vận mệnh của Việt Nam lại nhiều lần bị các thế lực bên ngoài chi phối, những mảnh đất yêu thương đã có lúc thuộc về người khác. Nhưng cũng như cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam đã được thể hiện rõ qua những câu thơ của Lý Thường Kiệt:
Sông núi nước Nam vua Nam ở.
Rành rành định phận ở sách trời.
Hôm nay, tôi cũng xin nhắc lại bề dày lịch sử giữa người Việt và người Mỹ mà chúng ta thường bỏ quên. Hơn 200 năm trước, một trong những ông tổ lập quốc của Mỹ là Thomas Jefferson khi tìm kiếm giống gạo cho trang trại của mình, đã tìm đến Việt Nam. Ông đã nói giống gạo của Việt Nam nổi tiếng vừa trắng, vừa ngon, mà năng suất lại rất cao.
Không lâu sau đó, những con thuyền của Mỹ đã cập cảng Việt Nam, tìm kiếm cơ hội giao thương. Trong Thế chiến II, người Mỹ đã tới Việt Nam hỗ trợ cuộc kháng chiến chống lại ách đô hộ. Khi máy bay Mỹ bị bắn rơi, người dân Việt Nam đã cứu những viên phi công gặp nạn.
Vào ngày tuyên bố độc lập của Việt Nam, người dân đã đổ ra những con phố trên khắp Hà Nội, và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng các quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Trong một thời kì khác, việc chia sẻ những giá trị nói trên, cũng như mong muốn lật đổ chế độ thực dân, đáng lẽ ra đã có thể đưa hai nước chúng ta xích lại gần nhau sớm hơn.
Nhưng thay vào đó, Chiến tranh Lạnh và nỗi sợ về khác biệt chế độ đã đưa chúng ta đến giao tranh. Và cũng giống như bất kì giao tranh nào trong lịch sử nhân loại, chúng ta đã rút ra được một bài học về sự thật: Chiến tranh, dù mục đích của mỗi bên có là gì, cũng sẽ gây ra những nỗi đau, dẫn đến những bi kịch.
Tại đài tưởng niệm liệt sĩ cũng như trên bàn thờ của các gia đình trên khắp đất nước các bạn, chúng ta nhớ về 3 triệu người Việt Nam, cả binh lính cũng như dân thường, đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Tại đài tưởng niệm chiến tranh ở Washington, tên của 53.315 binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến cũng được khắc ghi. Những người cựu chiến binh và gia đình của các nạn nhân ở cả hai nước chúng ta, đến giờ vẫn phải chịu đựng nỗi đau mất mát.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội - Ảnh 2.
Nhiều bạn trẻ Việt Nam đã có mặt để lắng nghe bài phát biểu của ông Obama.
Tại Mỹ, chúng tôi quan niệm rằng dù quan điểm về chiến tranh có bất đồng, thì chúng tôi luôn phải có trách nhiệm tôn vinh những binh sĩ tham chiến, và chào đón họ trở về với sự tôn trọng mà họ đáng được hưởng.
Ngày nay, người Việt và người Mỹ mỗi bên chúng ta có thể cùng nhau cảm thông với mất mát của phía bên kia. Trong 2 thập kỉ qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến vô cùng lớn, và thế giới đã thấy được những thành quả của các bạn.
Với cải cách kinh tế và những hiệp định thương mại, trong đó có các hiệp định với Mỹ, Việt Nam đã bước vào nền kinh tế toàn cầu, xuất khẩu các mặt hàng Việt trên khắp thế giới. Ngày càng nhiều nguồn đầu tư nước ngoài đang đổ vào Việt Nam. Và với một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia thu nhập trung bình.
Chúng ta thấy được sự phát triển của Việt Nam qua những tòa nhà chọc trời ở Hà Nội, ở TP.HCM, những khu mua sắm, những trung tâm thương mại.
Chúng ta thấy được sự phát triển ấy qua những vệ tinh được Việt Nam phóng vào vũ trụ, qua một thế hệ trẻ khởi nghiệp trên mạng, tìm kiếm những hướng đi mới.
Chúng ta thấy được sự phát triển ấy qua hàng chục triệu người Việt Nam kết nối với nhau qua mạng xã hội Facebook hay Instagram. Và các bạn không chỉ đăng ảnh selfie, dù tôi biết là các bạn chụp selfie nhiều lắm, và tôi cũng đã nhận được rất nhiều lời đề nghị chụp selfie cùng các bạn.
Các bạn cũng đang thể hiện quan điểm về những vấn đề mà mình quan tâm, ví dụ như bảo vệ những cây cổ thụ ở Hà Nội. Vậy nên tất cả những sự năng động này đã đem lại bước tiến trong cuộc sống của người dân.
Việt Nam đã giảm thiểu đáng kể số lượng hộ nghèo, tăng thu nhập trong các hộ gia đình, và đưa hàng triệu người dân đến với tầng lớp trung lưu. Đói nghèo, bệnh tật, tỉ lệ tử vong ở trẻ em, tất cả đều giảm.
Số lượng người dân được tiếp cận nước sạch và sử dụng điện, số lượng các cậu bé, và cả các cô bé, được đến trường, và tỉ lệ biết chữ, tất cả đều tăng.
Đây đều là những thành tựu đáng kinh ngạc mà các bạn đã đạt được trong khoảng thời gian ngắn. Và đi cùng với sự thay đổi của Việt Nam, cũng là sự thay đổi trong mối quan hệ Việt-Mỹ.
Chúng ta học được bài học từ thiền sư Thích Nhất Hạnh đáng kính. Ông từng nói rằng: "Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi". Và như thế, chính cuộc chiến tranh từng chia cắt chúng ta đã trở thành nguồn cảm hứng để hàn gắn những vết thương.
Nó giúp chúng ta tìm được những người mất tích và đưa họ về quê nhà, giúp chúng ta dò tìm và tháo gỡ bom mìn còn sót lại từ cuộc chiến, vì ta không thể để những đứa trẻ phải mất chân khi chúng đang chơi đùa.
Chúng ta sẽ tiếp tục hỗ trợ người tàn tật, trong đó có trẻ em, cũng như loại bỏ chất độc da cam, để Việt Nam có thể lấy lại nhiều mảnh đất đang còn nhiễm độc. Chúng ta tự hào về những gì đã làm được tại Đà Nẵng, và sẽ tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của các bạn tại Biên Hòa.
Xin cũng đừng quên rằng, những nỗ lực hàn gắn của chúng ta có công lao rất lớn của những người cựu chiến binh, những đối thủ ở hai đầu chiến tuyến khi xưa.
Ví dụ như Thượng nghị sĩ John McCain, người đã từng là tù nhân chiến tranh ở Việt Nam trong nhiều năm. Khi ông McCain gặp Tướng Giáp, Tướng Giáp đã nói rằng chúng ta không nên cứ là kẻ thù, mà hãy là bạn. Hay như tất cả những cựu chiến binh khác, cả Việt Nam lẫn Mỹ, những người đã giúp chúng ta hàn gắn và xây dựng những quan hệ mới.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội - Ảnh 3.
Thượng nghị sĩ John McCain trong một lần trở lại Việt Nam, nơi ông từng bị bắt làm tù nhân chiến tranh. Ảnh: Politico
Không nhiều người có nhiều đóng góp trong những nỗ lực ấy như cựu trung úy Hải quân nay đã trở thành Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry, người cũng có mặt tại đây hôm nay. Thay mặt tất cả, tôi xin cảm ơn ông, John, vì những nỗ lực tuyệt vời của ông.
Bởi các cựu chiến binh đã soi đường cho chúng ta. Bởi vì chiến tranh, chúng ta có can đảm để theo đuổi hòa bình. Nhân dân hai nước đang trở nên thân thiết hơn bao giờ hết. Hợp tác thương mại ngày càng tăng, sinh viên và học giả hai nước đang cùng nhau học tập.
Chúng tôi đón nhiều sinh viên Việt Nam hơn bất cứ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Và hàng năm, các bạn đón thêm ngày càng nhiều khách du lịch Mỹ. Có cả những người Mỹ trẻ tuổi đeo ba lô tới Hà Nội 36 phố phường, tới những cửa hiệu ở phố cổ Hội An, rồi cố đô Huế.
Người Mỹ và người Việt Nam chúng ta đều có thể đồng cảm với những lời nhạc sĩ Văn Cao đã viết:
"Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người."
Là một Tổng thống, tôi tin tưởng vào những tiến triển ấy. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, Chính phủ hai nước đang làm việc một cách gần gũi hơn bao giờ hết. Và với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt mối quan hệ Việt - Mỹ lên một nền tảng vững chắc hơn trong nhiều thập kỷ tới.
Xét trên một phương diện, lịch sử lâu năm của hai nước, khởi nguồn với Thomas Jefferson từ hơn 2 thế kỷ trước, giờ đã quay trở lại điểm ban đầu. Phải mất rất nhiều thời gian và nỗ lực nhưng giờ chúng ta đã có thể nói điều mà trước kia là không tưởng.
Ngày hôm nay, Việt Nam và Mỹ đã trở thành đối tác. Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta là bài học cho cả thế giới, ở thời điểm mà nhiều cuộc xung đột tưởng chừng khó giải quyết và dường như không bao giờ kết thúc.
Chúng ta đã cho thấy một điều rằng: Mối quan hệ có thể thay đổi, và tương lai sẽ khác đi nếu chúng ta không làm tù nhân cho quá khứ.
Chúng ta đã cho thấy hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh. Chúng ta đã cho thấy giá trị con người đem lại lợi ích tốt đẹp nhất khi hợp tác chứ không phải trong xung đột. Đó là điều mà Việt Nam và Mỹ có thể chỉ ra cho thế giới.
Mối quan hệ đối tác toàn diện mới giữa Mỹ và Việt Nam bắt nguồn từ một sự thật cơ bản. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và không nước nào có thể áp đặt hoặc quyết định vận mệnh của các bạn.
Nước Mỹ có một mối quan tâm. Chúng tôi quan tâm tới sự thành công của Việt Nam. Nhưng quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu. Và trong phần thời gian còn lại của nhiệm kỳ, tôi muốn chia sẻ với các bạn điều mà tôi tin rằng có thể dẫn lối cho chúng ta trong những thập kỷ tới.
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhau làm việc để tạo ra những cơ hội thực sự và sự phồn thịnh cho nhân dân của mình. Chúng ta đều biết công thức để đạt được thành công kinh tế trong thế kỷ 21.
Trong nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, đầu tư và thương mại sẽ xuất hiện ở bất cứ nơi nào có luật pháp. Bởi không ai muốn phải đi hối lộ để được kinh doanh, không ai muốn bán hàng hoặc đi học khi họ không biết mình sẽ bị đối xử ra sao.
Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, việc làm sản sinh ở nơi người ta có thể tự do suy nghĩ, trao đổi ý tưởng và sáng tạo. Và mối quan hệ đối tác kinh tế thực sự không phải là một đất nước đi khai thác tài nguyên của một nước khác, mà là về đầu tư vào những nguồi tài nguyên lớn lao của chúng ta.
Đó là con người, kỹ năng và tài năng, dù sống ở làng quê hay thị thành. Và đó là hình thức đối tác mà nước Mỹ đưa ra.
Như tôi đã công bố hôm qua, Tổ chức Hòa bình (Peace Corps) lần đầu tiên tới Việt Nam sẽ tập trung vào công tác giảng dạy tiếng Anh. Sau thế hệ thanh niên Mỹ tham chiến tại Việt Nam, một thế hệ sẽ tới đây để dạy học, để xây dựng và thắt chặt mối quan hệ bằng hữu giữa chúng ta.
Một số công ty công nghệ hàng đầu và học viện của Mỹ đang bắt tay với các trường đại học của Việt Nam để đẩy mạnh đào tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và y học.
Bởi vì dù chúng tôi có chào đón thêm nhiều sinh viên Việt Nam tới Mỹ, chúng tôi cũng tin rằng những người trẻ tuổi xứng đáng được đào tạo theo chuẩn quốc tế ngay tại đây, tại Việt Nam.
Và đó là một trong những lí do khiến chúng tôi rất hào hứng khi mùa thu này, đại học Fulbright Việt Nam sẽ bắt đầu đi vào hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó là trường đại học dân lập phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, với học bổng toàn phần cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Sinh viên, học giả và các nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu chính sách công, quản lý, kinh doanh, kỹ thuật, khoa học máy tính và các ngành khai phóng (những môn học được xem là thiết yếu), tất cả mọi thứ, từ thơ của Nguyễn Du, triết học của Phan Chu Trinh cho tới toán học của Ngô Bảo Châu.
Và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với những doanh nhân trẻ tuổi bởi chúng tôi tin rằng nếu có thể tiếp cận với các kỹ năng, công nghệ và nguồn vốn mà các bạn cần thì không gì có thể ngăn trở các bạn, Những người phụ nữ Việt Nam tài giỏi cũng không là ngoại lệ.
Chúng tôi tin rằng bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Hai Bà Trưng cho tới nay, những người phụ nữ mạnh mẽ đã giúp Việt Nam tiến lên phía trước. Và có nhiều minh chứng rất rõ ràng cho điều đó.
Tôi đã nói điều này ở tất cả những nơi tôi từng đặt chân tới. Gia đình, cộng đồng và đất nước sẽ trở nên thịnh vượng hơn nếu phụ nữ có cơ hội bình đẳng để tiến tới thành công trong học tập, công việc và chính trị. Điều đó là đúng ở tất cả mọi nơi, trong đó có Việt Nam.
Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để khơi dậy tiềm năng kinh tế của các bạn bằng thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tại Việt Nam, TPP sẽ cho phép các bạn đưa thêm nhiều mặt hàng ra thế giới và thu hút các nguồn đầu tư mới. Tất nhiên thỏa thuận này sẽ đòi hỏi một số cải cách để bảo vệ người lao động và quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam và thế giới thực hiện đầy đủ giao ước.
Tôi muốn các bạn biết rằng, với tư cách Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi như vậy, các bạn cũng có thể mua thêm nhiều hàng hóa của chúng tôi, sản xuất tại Mỹ. Hơn nữa, tôi ủng hộ TPP vì những lợi ích chiến lược quan trọng.
Việt Nam sẽ bớt bị phụ thuộc vào một đối tác thương mại duy nhất và có được mối quan hệ rộng rãi hơn, với nhiều đối tác gồm cả Mỹ. TPP sẽ giúp đẩy mạnh hợp tác khu vực, giúp giải quyết vấn đề bình đẳng kinh tế và thúc đẩy nhân quyền với những cải thiện về lương và chế độ làm việc.
Lần đầu tiên ở Việt Nam, quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập và luật cấm lao động trẻ em được thiết lập và đẩy mạnh. Ngoài ra, TPP cũng có những phương thức bảo vệ môi trường và chống tham nhũng thương mại quyết liệt hơn.
Đó là điều mà TPP sẽ mang tới cho tất cả chúng ta bởi Mỹ, Việt Nam và các đối tác khác sẽ phải tuân thủ nguyên tắc mà các bên đã cùng nhau đưa ra. Đó là tương lai đang đợi chúng ta. Chúng ta phải đạt được TPP vì sự thịnh vượng và an ninh quốc gia.
Nhân đây tôi cũng xin được nói đến cấp độ hợp tác thứ hai: hợp tác an ninh Việt-Mỹ.
Với chuyến thăm này, chúng ta đã đưa mối quan hệ hợp tác an ninh lên tầm cao mới, củng cố thêm niềm tin cho những người đang khoác trên mình bộ quân phục. Chúng tôi tiếp tục đề nghị được huấn luyện và cung cấp thiết bị tuần duyên để tăng cường năng lực hàng hải cho Việt Nam. Chúng ta là đối tác cứu trợ nhân đạo trong trường hợp thảm họa xảy ra.
Như công bố tôi đưa ra hôm qua, về việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí, Việt Nam sẽ có được những trang thiết bị quân sự cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia. Và Mỹ đang thể hiện sự cam kết trong tiến trình bình thường hóa quan hệ toàn diện với Việt Nam.
Nói rộng ra thì thế kỷ 20 đã dạy tất cả chúng ta, cả Mỹ và Việt Nam rằng trật tự thế giới, mà an ninh chung phụ thuộc vào, đều bắt nguồn từ những nguyên tắc nhất định.
Dù lớn hay nhỏ thì chủ quyền của một quốc gia cũng cần được tôn trọng. Và lãnh thổ của họ là không thể xâm phạm. Các nước lớn không được phương hại tới các nước nhỏ hơn. Tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình.
Các cơ chế vùng như ASEAN hay khu vực Đông Á cần tiếp tục được tăng cường. Cá nhân tôi cũng chính phủ Mỹ đều tin rằng, đó là mối quan hệ đối tác mà chúng tôi hướng tới với khu vực này. Đây là tinh thần, là kỳ vọng mà chúng tôi đã thúc đẩy từ đầu năm nay, khi tôi trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Lào.
Tại Biển Đông, Mỹ không phải là bên tranh chấp, nhưng chúng tôi sẽ sát cánh cùng đối tác thúc đẩy các nguyên tắc cốt lõi như tự do hàng hải, tự do hàng không, các quyền lợi hợp pháp không thể bị ngăn cản và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp thông qua biện pháp pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội - Ảnh 4.
Và khi chúng ta hợp tác chặt chẽ với nhau hơn nữa trong những lĩnh vực mà tôi vừa nêu ở trên, thì quan hệ đối tác của chúng ta sẽ bao gồm một yếu tố nữa: giải quyết những khác biệt còn tồn tại giữa 2 chính phủ, trong đó có vấn đề nhân quyền.
Tôi nói điều này nhé, không phải chỉ có riêng Việt Nam, mà chẳng có quốc gia nào là hoàn hảo. Đã 2 thế kỷ rồi, nhưng nước Mỹ vẫn đang phải nỗ lực để đạt được những lý tưởng chúng tôi đề ra từ khi lập quốc.
Chúng tôi vẫn đang phải sửa chữa thiếu sót của mình - như tiền chi phối chính trị quá nhiều, bất bình đẳng trong các tầng lớp xã hội ngày một gia tăng. Định kiến về chủng tộc còn tồn tại trong hệ thống tư pháp hình sự. Dù làm cùng một loại công việc, nhưng phụ nữ vẫn chưa được hưởng mức lương ngang bằng với nam giới.
Chúng tôi vẫn còn nhiều vấn đề và chúng tôi không né tránh những lời chỉ trích. Tôi xin cam đoan là tôi luôn phải nghe đến những vấn đề này mỗi ngày.
Nhưng chính sự chỉ trích đó, việc tranh luận cởi mở đó, khi chúng tôi đối diện với sự chưa hoàn thiện của mình và cho mọi người đều có quyền được nói tiếng nói của mình, thì nó đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn, công bằng hơn.
Như tôi đã nói, Mỹ không tìm cách áp đặt thể chế của mình lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nói tới, tôi tin tưởng, đều không phải là giá trị Mỹ, mà tôi cho rằng đó là những giá trị phổ quát được viết trong Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền.
Hiến pháp Việt Nam cũng đề cập tới quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền được hội họp, quyền được lập hội, quyền được biểu tình. Đó là những gì được viết trong Hiến pháp Việt Nam.
Như vậy, đây thực sự là vấn đề của tất cả chúng ta, của mỗi một quốc gia - những người đang cố gắng quyết tâm tuân thủ các nguyên tắc này, để đảm bảo rằng tất cả chúng ta, những thành viên trong Chính phủ, đều thực tâm hướng tới những lý tưởng đó.
Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ. Việt Nam cam kết sửa đổi luật cho phù hợp với hiến pháp mới theo các tiêu chuẩn quốc tế. Theo luật mới, chính phủ sẽ công khai nhiều hơn về vấn đề ngân sách và người dân có quyền tiếp cận nhiều thông tin hơn.
Như tôi nói, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế, cải cách lao động theo yêu cầu của TPP. Đây đều là những bước tiến lạc quan.
Và cuối cùng, chỉ có người Việt Nam mới được quyền quyết định tương lai của Việt Nam - mỗi quốc gia đều phải đi con đường đó. Hai quốc gia chúng ta khác biệt nhau về truyền thống, khác biệt về hệ thống chính trị, khác biệt về văn hóa.
Cho phép tôi được nói ra quan điểm của mình, với tư cách là một người bạn của Việt Nam. Tôi tin rằng một quốc gia sẽ thành công hơn khi những giá trị phổ quát được tuân thủ.
...
Việt Nam sẽ có cách làm khác với Mỹ, và mỗi chúng ta sẽ làm khác với những quốc gia trên thế giới, nhưng có những nguyên tắc cơ bản mà tôi tin rằng chúng ta nên cố gắng tuân thủ và cải thiện.
Và tôi nói điều này, với tư cách là người sắp kết thúc nhiệm kỳ, tôi may mắn có gần 8 năm để nhìn lại, quan sát cách chính phủ của chúng tôi hoạt động và tương tác với các nước trên thế giới, nhũng nước cũng đang liên tục nỗ lực cải thiện các bộ máy của mình.
Cuối cùng, tôi cho rằng quan hệ hợp tác của chúng ta có thể vượt qua các thách thức toàn cầu mà không quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được.
Nếu chúng ta có thể đảm bảo sức khỏe của người dân và sự tươi đẹp của hành tinh này thì mới có thể phát triển bền vững, những kỳ quan thiên nhiên như vịnh Hạ Long hay hang Sơn Đoòng phải được gìn giữ cho con cháu của chúng ta.
Mực nước biển dâng cao đang đe dọa bờ biển và đường thủy, nơi rất nhiều người dân Việt Nam dựa vào đó để sinh sống. Và vì vậy, là một đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải tuân thủ cam kết đã được ký kết ở Paris.
Chúng ta cần phải giúp đỡ người dân và các ngôi làng, những người sống dựa vào nghề đánh bắt cá, thích ứng với tình hình, mang thêm năng lượng sạch tới những khu vực như Đồng Bằng Sông Cửu Long - vựa lúa của thế giới mà chúng ta rất cần để đảm bảo lương thực cho con cháu đời sau.
Và chúng ta có thể cứu sống nhiều người dân bên ngoài lãnh thổ của mình bằng cách giúp các quốc gia cải thiện những vấn đề như hệ thống chăm sóc sức khỏe, chúng ta có thể ngăn chặn sự bùng phát các dịch bệnh đe dọa mạng sống của tất cả chúng ta.
Và khi Việt Nam cam kết sâu hơn vào nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc thì Mỹ tự hào giúp đỡ huấn luyện lực lượng gìn giữ hòa bình của các bạn.
Một điều thực sự đáng chú ý là hai quốc gia của chúng ta, từng đối đầu, nay sát cánh bên nhau và còn giúp đỡ các nước khác giành hòa bình.
Vì thế, mối quan hệ đối tác của chúng ta, ngoài hợp tác song phương, còn cho phép chúng ta giúp định hình môi trường quốc tế theo một cách tích cực.
Việc nhận thức được một cách đầy đủ tầm nhìn mà tôi nêu ra ngày hôm nay không phải diễn ra trong một sớm một chiều, cũng không thể tránh khỏi những vấp váp, thụt lùi. Sẽ có những lúc hiểu lầm. Cần phải nỗ lực không ngừng và đối thoại thực sự để hai bên đều tiếp tục thay đổi.
Nhưng nhìn lại tất cả chặng đường lịch sử và cả những rào cản mà chúng ta đã vượt qua được, tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay, vô cùng lạc quan về tương lai chung của chúng ta.
Sự tin tưởng của tôi luôn bắt nguồn từ tình bạn và khát vọng chung của người dân hai nước chúng ta. Tôi nghĩ rằng tất cả người Việt gốc Mỹ, những người đã vượt qua biển cả rộng lớn - một số người là để được đoàn tụ với gia đình lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, và những người, như Trịnh Công Sơn tửng viết trong bài hát của mình, đã dang tay, mở rộng trái tim và nhìn thấy tình người trong nhau.
Tôi nghĩ đến nhiều người Mỹ gốc Việt đã thành công trên chặng đường đời - họ là bác sĩ, nhà báo, thẩm phán, công chức. Một trong số họ, người sinh ở đây, đã viết cho tôi một lá thư và nói rằng nhờ ơn Chúa, ông ấy đã có thể sống Giấc mơ Mỹ của mình, ông tự hào là người Mỹ nhưng cũng tự hào về nguồn gốc Việt Nam của mình
Ngày hôm nay, ông ấy cũng có mặt ở đây, ông ấy quay trở lại mảnh đất nơi mình sinh ra bởi ông ấy nói rằng khát khao cháy bỏng của ông ấy là nâng cao đời sống của người Việt.
Tôi nghĩ về một thế hệ người Việt Nam mới - rất nhiều các bạn ở đây, những người sẵn sàng để lại dấu ấn trên thế giới. Và tôi muốn nói với tất cả những bạn trẻ đang lắng nghe rằng, tài năng, động lực và ước mơ của các bạn, với những điều đó, thì Việt Nam có mọi thứ mà mình cần để lớn mạnh.
Số phận nằm trong tay chính các bạn. Đây là thời đại của các bạn. Và khi các bạn theo đuổi tương lai mà các bạn muốn, tôi muốn các bạn biết rằng, nước Mỹ sẽ ở bên cạnh các bạn, với vai trò là đối tác cũng như bằng hữu.
Nhiều năm sau này, khi mà ngày càng có nhiều người Mỹ và người Việt Nam cùng nhau học tập, cùng nhau hợp tác kinh doanh, sát cánh thúc đẩy quyền con người và bảo vệ hành tinh của chúng ta, tôi hi vọng các bạn sẽ nhớ lại khoảnh khắc này và có thêm hi vọng từ tầm nhìn mà tôi vạch ra ngày hôm nay.
Hoặc, nói như trong cuốn Truyện Kiều các bạn thuộc nằm lòng có câu:
"Rằng trăm năm cũng từ đây.
Của tin gọi một chút này làm ghi"
Cảm ơn các bạn. Cảm ơn Việt Nam!
theo Trí Thức Trẻ


Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email thegioi@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha News