Tuesday, May 31, 2016

Rớt nước mắt trước chuyện đời của nữ ca sĩ Việt có 19 đứa con

Rớt nước mắt trước chuyện đời của nữ ca sĩ Việt có 19 đứa con

46 tuổi – Phi Nhung vẫn là một người đàn bà lẻ bóng, không gia đình, không chồng con, nhưng mỗi khi ai nhắc đến sự cô đơn của mình, Phi Nhung vẫn nói chị đã là mẹ từ rất lâu: mẹ của những đứa trẻ mà chị đã cưu mang, nuôi nấng.

phi_nhung

Câu chuyện nghề nghiệp cũng như cuộc đời của Phi Nhung như một chuyện cổ tích về đam mê và lòng kiên trì vượt qua mọi khó khăn và trắc trở của cuộc đời.

Xuất thân của Phi Nhung vô cùng đặc biệt. Phi Nhung tên đầy đủ là Phạm Phi Nhung. Nhung là kết quả của mối tình vụng trộm giữa một thiếu nữ Pleiku và một lính Mỹ. Mặc dù bị gia đình ngăn cản, bắt phá thai nhưng mẹ cô đã kiên quyết giữ đứa trẻ lại.

Tuy cùng do một mẹ sinh ra, nhưng nếu như 5 người em của Phi Nhung là kết quả của cuộc hôn nhân giữa mẹ và bố dượng thì Phi Nhung lại mang trong mình dòng máu lai. Những năm tháng tuổi thơ của Phi Nhung gắn liền với cuộc sống cơ cực, vất vả và nỗi ám ảnh về thân phận con lai, khi mà ngày bé đi đến đâu chị cũng bị người xì xào, chỉ chỏ về thân thế của mình. Chính vì thế ngày nhỏ, Phi Nhung luôn mang nhiều mặc cảm. Chị ít bạn, sống nhút nhát và khép kín.

Vào năm 1982, mẹ Phi Nhung qua đời khi cô mới được 11 tuổi. Người con gái mồ côi cả cha lẫn mẹ này phải về ở với ông bà ngoại trong một hoàn cảnh chật vật. Phi Nhung đã trải qua những ngày tháng vất vả, phải lo đủ mọi việc, kể cả việc chăm sóc 5 đứa em cùng mẹ khác cha và mấy đứa cháu.

Vào tháng 10 năm 1989, Phi Nhung được sang Mỹ theo diện con lai do một người mợ bảo lãnh và cư ngụ tại Tampa, tiểu bang Florida. Sau đó, cô tình cờ gặp được ca sĩ Trizzie Phương Trinh và đã dọn về Nam Cali ở chung với Trizzie và con đường âm nhạc của cô bắt đầu rạng rỡ hơn sau đó. Dù đã gặt hái vô số thành công nhưng ẩn sâu trong kí ức Phi Nhung là những chuỗi ngày đầy nỗi đau.


N_008_copy_1417963847_660x0

Chính vì cảm nhận quá rõ những điều mà một đứa trẻ mồ côi phải chịu đựng, nên khi đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng, sau khi chăm lo chu đáo cho các em, Phi Nhung dành số tiền tiết kiệm của mình để đi làm từ thiện. Hiện chị có đến 19 đứa con nhưng không có đứa trẻ nào là máu mủ ruột thịt của chị.

Chia sẻ về lý do nhận nuôi gần hai chục đứa trẻ, Phi Nhung bảo "Nếu ngày trước, 6 chị em Nhung không được cưu mang, giúp đỡ thì có lẽ đã không có Phi Nhung của ngày hôm nay. Nhìn thấy các bé, Nhung như nhìn thấy chính mình cách đây mấy chục năm về trước.

Nghĩ đến quá khứ của mình cũng từng có hoàn cảnh như vậy, nghĩ đến mẹ Nhung cũng một thời lam lũ gồng gánh nuôi gia đình, nghĩ đến chị em Nhung ngày trước cũng sống nhờ cơm gạo của họ hàng...

Vì vậy, hơn ai hết, Nhung hiểu được cảm giác thiếu thốn tình cảm, hàng ngày vật lộn với cuộc sống mưu sinh của những đứa trẻ không cha không mẹ".


Đúng thời gian đó, Phi Nhung gặp sư cô Minh Viên là người đang cùng chị chăm sóc những đứa trẻ tại chùa Pháp Lạc bây giờ. Theo lời Phi Nhung kể, ngày đó, chùa Pháp Lạc chỉ như một cái am nhỏ, rất hoang sơ. Sư cô Minh Viên chia sẻ với chị về ý định xây dựng chùa để nhận những đứa trẻ mồ côi về nuôi nhưng kinh phí hạn hẹp quá. Thế là Phi Nhung cùng với các nhà hảo tâm đã xây chùa Pháp Lạc tại Bình Phước để cho những đứa trẻ kém may mắn có một gia đình, có một chỗ lưu thân.

Để lo ăn ở, học hành cho 19 đứa con, hàng tháng Phi Nhung phải chu cấp số tiền không nhỏ, chưa kể chị còn bỏ tiền vào tài khoản riêng ở ngân hàng cho mỗi đứa. Vì vậy mà Phi Nhung cật lực chạy show không một ngày dám nghỉ. Không quán xá, không tụ tập bạn bè chuyện phiếm, đến mua một cái ví, cái áo, chị nói “mình cũng phải cắc củm, so đo”.

Trong live show “Thương một người dưng” diễn ra vào hồi tháng 10-2014, ca sĩ Phi Nhung từng chia sẻ rằng, khoảng 10 năm trước, chị đã nghĩ đến chuyện lấy chồng sinh con. Tuy nhiên, công việc quá bận rộn nên mọi thứ cứ trôi qua trước mắt.


3_8970_1419348268

Giờ đây, Phi Nhung đã thôi không còn muốn lấy chồng sinh con nữa. Chị chỉ muốn tập trung cho sự nghiệp và những đứa con nuôi. Tuy nhiên, những người biết về cuộc đời của nữ ca sĩ này đều hiểu rằng đằng sau chuyện Phi Nhung không muốn lấy chồng có lẽ còn có một ẩn tình khác khó nói. Rất có thể đó là sự ám ảnh của quá khứ, của tuổi thơ bị hắt hủi mà Nhung đã đi qua.



http://www.webtretho.com/forum/f3197/rot-nuoc-mat-truoc-chuyen-doi-cua-nu-ca-si-viet-co-19-dua-con-2185965/

Những cô gái quý hiếm


Những cô gái quý hiếm

Chị Nguyễn Nguyên Bình, con gái của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, từng học cùng khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với ông Nguyễn Phú Trọng
Cô nhà báo phơi bày quỷ kế

Trên các mạng thông tin tự do gần đây, giữa lúc có nhiều tin tức thời sự nóng bỏng như sự kiện cá chết hàng loạt trong vụ Formosa ở Hà Tĩnh và chuyến đi thăm VN của TT B.Obama, đã xuất hiện một số bài viết đặc sắc và có giá trị, liên quan đến một số cô gái nổi bật do những ý tưởng, nhân cách khác thường.

Đây có thể là báo hiệu của một mùa xuân trên mặt trận truyền thông rất đáng chú ý, các nữ nhi yêu nước, yêu dân chủ như những bông hoa đẹp nở rộ đầu mùa xuân.

Các cô gái nhà văn, nhà báo, blogger, tham gia phong trào Dân chủ, Nhân quyền những năm gần đây xuất hiện ngày càng đông đảo. Sau Dương Thu Hương, PhạmThị Hoài, Ý Nhi đã xuất hiện Võ Thị Hảo, Bùi Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trịnh Kim Tiến, Hoàng Thụy My, Trang Hạ, Dương Thị Xuân, Bùi Minh Hằng … Một số cây bút nữ có uy tín, có đông bạn đọc đã rút chân ra khỏi hội Nhà Văn VN do đảng quá tận tình chăn dắt- một tổ chức Phi Chính Phủ ONG trá hình, ăn lương của Nhà nước và của đảng CS – để tự mình lập nên Văn đoàn Độc lập VN, như Ngô Thị Kim Cúc, Thùy Linh, Dư Thị Hoàn…

Hôm nay 30-5 trên mạng Anh Ba Sàm có bài rất nên đọc của cô nhà báo Nguyễn Nguyên Bình, mang cái tít rất vui là “Bài viết cho các vị chưa lú hẳn”, nội dung mới mẻ, đầy kiến thức, đi khá sâu phân tích vụ án “cá chết la liệt dọc bờ biển miền Trung” hiện chưa được chính quyền kết luận minh bạch.

Tôi được biết rất sớm về cô Nguyên Bình, khi cô say mê nghề làm báo từ khi gần 30 tuổi vào những năm 1968,1969, sau khi học đại học Văn, tình nguyện về tập sự viết báo tại tòa soạn báo Quân Đội Nhân Dân. Cô là con gái yêu của nguyên thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hồi đó là chính ủy Quân khu IV, rồi Đại sứ VN tại Trung Quốc. Tôi luôn coi anh Vĩnh cùng chị Ban vợ anh là bạn vong niên, anh lớn tuổi hơn tôi đúng một con giáp – năm nay anh thọ 101 tuổi, còn minh mẫn,thật đáng mừng, – và tôi cũng luôn coi cô Nguyễn Nguyên Bình là bạn đồng nghiệp vong niên. Tôi quý cô Nguyên Bình ở tính tình hiền hậu, rất thông minh, lại chăm chỉ, hiện cô có trình độ chữ Hán và tiếng Hoa loại siêu, một tay phiên dịch chuyên nghiệp.

Chính vì vậy bài viết của cô về sự kiện Formosa rất lý thú, mở ra nhiều kiến thức mới mẻ về chính sách bá quyền bành trướng của TQ. Chúng đã tận dụng kho tàng chiến thuật và chiến lược của Tôn Tử để tề gia, trị quốc, bình Đông Nam Á. Theo cô, vụ cá chết vừa qua là nằm trong ‘’ Kế liên hoàn’’ là kế thứ 35 trong Binh Pháp Tôn Tử , nối nhiều kế, móc nối nhau tạo thành chuỗi móc xích hoàn chỉnh, tạo phản ứng dây chuyền rối loạn rất khó tìm ra manh mối.

Cô nhà báo chỉ ra quỷ kế “Tiếu lý tàng đao” – dấu dao trong nụ cười, là kế thứ 10 trong 36 kế của Binh pháp Tôn tử, được vận dụng trong hàng loạt dự án hoành tráng nhưng rất quỷ quyệt, như Bâu xít Tây Nguyên, các nhà máy nhiệt điện, xi măng, hóa chất, trồng rừng, giao thông vận tải và tiêu biểu nhất là Formosa.

Cô nhà báo giải thích rằng để qua mắt dư luận có phần nghi ngại, phía TQ thực hiện kế “Man thiên quá hải nghĩa là “che trời để qua biển” là kế số 1 trong 36 kế. TQ xảo quyệt đội lốt, hùn vốn, phối hợp chung vốn với các nhà đầu tư Indônesia, Malaixia, Đài Loan ( phần lớn đều gốc gác Hoa Kiều ĐNÁ ) để thu lợi nhuận cao, bán thiết bị cũ với giá cao, dành lao động kỹ thuật và lao động phổ thông cho công nhân lục địa, đồng thời khống chế các địa bàn hiểm yếu về quốc phòng nước ta.

Một kế nữa là “Tá đao sát nhân” – mượn dao giết người, như lũng đoạn các ngư trường truyền thống, buộc ngư dân VN phải di dời xuống phía Nam, gây căng thẳng xung đột với chính quyền và ngư dân tại vùng này.

Một kế thâm hiểm nữa là “Quan môn tróc tặc” kế số 22 của Tôn tử, nghĩa là “đóng cửa bắt địch” như bao vây VN cả phía Đông (sông MêKông) và phía Tây ( ven biển), rải người từ Bắc xuống phía Nam để khi cần thì nhanh chóng chiếm cả nước không mấy khó khăn, theo thế trận vây kín.

Kế hiểm cuối cùng là kế “Phản khách vi chủ” là kế Tôn Tử thứ 30, – từ Khách biến thành chủ. Đó là kế cuối cùng hoàn thành việc bình thiên hạ, biến khách thành chủ, ngay từ khi đầu đã thuê đất rồi coi là tô giới riêng, làm chủ nhiều vùng đất, lập khu vực, hàng rào, làng mạc, phố xá cửa hàng cửa hiệu, chợ quán, phố xá trường học, bệnh xá riêng…Khi cần là biến ngay thành đất TQ hoàn toàn rồi.

Toàn bộ dã tâm bá quyền bành trướng của Bắc Kinh được nhà báo Nguyễn Nguyên Bình vạch trần, từ lý thuyết Tôn Tử đến thục tế hiện trường, như một bản cáo trạng đầy đủ, không ai có thể che dấu phản biện nổi.

Lãnh đạo đảng và Nhà nước không dám làm, phân tích, mổ xẻ, xử lý vụ án lớn này thì một cô nhà báo am hiểu lý luận bành trướng gốc gác Đại Hán và theo dõi thực tiễn đã mạnh dạn phơi bày ra ánh sáng dư luận .

Trên đây là một bài báo rất cần cho 19 ủy viên Bộ Chính trị, cho 500 đại biểu quốc hội khóa XIV mới được bàu, cho các quan chức các bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cơ quan Tổng thanh tra chính phủ nghiên cứu, ghi nhận và đề ra phương án giải quyết, không thể cứ ngậm miệng ăn tiền mãi được nữa.

Bùi Tín
Ba Sàm

CHÍNH TRỊ LÀ SỰ NGHIỆP CỦA MỖI NGƯỜI DÂN


Phạm Thanh Sơn: CHÍNH TRỊ LÀ SỰ NGHIỆP CỦA MỖI NGƯỜI DÂN


Chính trị là sự nghiệp của toàn dân


Sau khi theo dõi chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của Obama. Ta thấy họ xây dựng một hình ảnh tổng thống quyền lực nhưng rất gần dân, ông bay sang Việt Nam bằng chiếc máy bay hiện đại như một tòa nhà 5 tằng,với một đoàn tùy tùng khoảng 1000 người, và đi lại bảo vệ ông bằng xe bọc thép, nhưng ông nhẩy từ xe xuống ăn bún chả đứng trú mưa vỉa hè hay tán gẫu với dân và sinh viên Việt Nam.

Họ làm chính trị rất chuyên nghiệp. Chính trị là của toàn dân, mà ai cũng tham gia và bị lôi kéo vào từ bà bán bún chả, sinh viên, người dân Việt Nam đều tham gia.

Hãy quan sát bầu cử của Mỹ họ chiếu lên TV cho toàn dân xem các cuộc tranh luận nẩy lửa của các ứng cử viên TT, mọi người dân đều được bình luận và chia sẻ và lựa trọn ứng cử viên mình thích.

Vậy chính trị của họ là gì, là của toàn dân mà ai cũng đóng góp.

Trong khi Việt Nam thì sao đảng cử dân bầu, người dân cóc biết ứng cử viên là ai nhưng vẫn đi bầu. Vậy chính trị ở Việt Nam chỉ là một nhóm nhỏ trên thượng tầng kiến trúc họ tham gia thao túng hết, còn đa số người dân ở Việt Nam vô cảm và là những con lừa cho họ sỏ mũi.

Hãy quan sát vụ đấu tố Mic Phan Anh trên TV cũng vậy. Khi người dân quan tâm đến vụ ô nhiễm môi trường tức họ quan tâm đến chính trị, VTV cơ quan truyền của đảng họ đã cho Tạ Bích Loan lên nhằm định hướng truyền thông là các nguồn tin đăng hay chia sẻ từ các nhà báo lành nghề chứ không nên từ các Facebooger lề dân.

Bao giờ người dân hiểu được chính trị là sự nghiệp của toàn dân như nước Mỹ thì mới mong đất nước hưng thịnh và phát triển được.

Không như ở Việt Nam, ĐCS họ gieo rắc quan điểm sai lầm: Ai làm tốt việc của mình như nông dân đi cầy cuốc, công nhân lo nhà máy, nhà báo lo viết bài đếm chữ ăn tiền, con buôn lo làm giầu, trí thức lo nghiên cứu. Còn việc làm chính trị độc quyền chỉ có đảng và nhà nước mới được làm.
 

 

Sunday, May 29, 2016

Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội




Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội

Ban Quốc tế |
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội

Hôm nay, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng thống Barack Obama đã có bài phát biểu 30 phút về quan hệ Việt-Mỹ. Chúng tôi xin gửi đến quý độc giả bản dịch toàn văn bài phát biểu.

Xin cảm ơn, xin cảm ơn rất nhiều.
Kính thưa Chính phủ và người dân Việt Nam, xin cảm ơn vì đã dành cho tôi sự chào đón rất nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Và cũng xin cảm ơn tất cả các bạn đã có mặt tại đây hôm nay.
Người dân trên khắp lãnh thổ đất nước vĩ đại này, trong đó có rất nhiều thanh niên đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hi vọng của Việt Nam.
Trong chuyến thăm lần này, sự thân thiện của người dân Việt Nam đã chạm đến trái tim tôi. Bao nhiêu người xếp hàng dài trên các con phố, nở nụ cười và vẫy tay chào, đã giúp tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa con người hai nước.
Tối qua, tôi đã có dịp đến thăm phố cổ Hà Nội, được thưởng thức những món ăn tuyệt vời của Việt Nam. Tôi đã ăn thử bún chả, uống một chút bia Hà Nội. Nhưng tôi phải nói rằng, trên những con phố đông đúc tại đây, chưa bao giờ trong đời tôi nhìn thấy nhiều xe máy đến thế.
Thế nên là tôi chưa dám thử qua đường, nhưng có lẽ lần tới tôi quay lại thăm Việt Nam, các bạn có thể hướng dẫn tôi qua đường.
Tôi không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên - cũng giống như nhiều người trong số các bạn ở đây hôm nay - lớn lên sau khi cuộc chiến đã khép lại. Khi những lực lượng quân đội Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, tôi mới 13 tuổi.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về người Việt Nam là khi tôi còn ở Hawaii, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Tôi đã được gặp cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở đó, nhiều người trong số đó còn trẻ hơn tôi.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội - Ảnh 1.
Tổng thống Obama phát biểu tại Trung tâm Hôi nghị Quốc gia.
Giới trẻ Việt Nam hiện nay, giống như hai cô con gái tôi, được sinh ra và lớn lên trong hòa bình và bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Khi đến Việt Nam, tôi ý thức được quá khứ, ý thức được lịch sử khó khăn, nhưng mặt khác cũng hướng đến tương lai, đến sự thịnh vượng, đến những mục tiêu an ninh và ổn định để hai nước có thể thúc đẩy lẫn nhau.
Tôi cũng đến đây với sự trân trọng dành cho lịch sử huy hoàng của dân tộc Việt Nam. Trong suốt hàng thiên niên kỉ, người nông dân đã chăm sóc cho những mảnh đất này. Lịch sử đã được thể hiện qua trống đồng Đông Sơn.
Trên khúc sông này, Hà Nội đã đứng vững trong hơn nghìn năm qua. Thế giới luôn quý trọng lụa và những bức tranh của Việt Nam; còn Văn Miếu là minh chứng cho sự ham học hỏi của con người các bạn.
Nhưng trong nhiều thế kỉ, vận mệnh của Việt Nam lại nhiều lần bị các thế lực bên ngoài chi phối, những mảnh đất yêu thương đã có lúc thuộc về người khác. Nhưng cũng như cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam đã được thể hiện rõ qua những câu thơ của Lý Thường Kiệt:
Sông núi nước Nam vua Nam ở.
Rành rành định phận ở sách trời.
Hôm nay, tôi cũng xin nhắc lại bề dày lịch sử giữa người Việt và người Mỹ mà chúng ta thường bỏ quên. Hơn 200 năm trước, một trong những ông tổ lập quốc của Mỹ là Thomas Jefferson khi tìm kiếm giống gạo cho trang trại của mình, đã tìm đến Việt Nam. Ông đã nói giống gạo của Việt Nam nổi tiếng vừa trắng, vừa ngon, mà năng suất lại rất cao.
Không lâu sau đó, những con thuyền của Mỹ đã cập cảng Việt Nam, tìm kiếm cơ hội giao thương. Trong Thế chiến II, người Mỹ đã tới Việt Nam hỗ trợ cuộc kháng chiến chống lại ách đô hộ. Khi máy bay Mỹ bị bắn rơi, người dân Việt Nam đã cứu những viên phi công gặp nạn.
Vào ngày tuyên bố độc lập của Việt Nam, người dân đã đổ ra những con phố trên khắp Hà Nội, và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng các quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Trong một thời kì khác, việc chia sẻ những giá trị nói trên, cũng như mong muốn lật đổ chế độ thực dân, đáng lẽ ra đã có thể đưa hai nước chúng ta xích lại gần nhau sớm hơn.
Nhưng thay vào đó, Chiến tranh Lạnh và nỗi sợ về khác biệt chế độ đã đưa chúng ta đến giao tranh. Và cũng giống như bất kì giao tranh nào trong lịch sử nhân loại, chúng ta đã rút ra được một bài học về sự thật: Chiến tranh, dù mục đích của mỗi bên có là gì, cũng sẽ gây ra những nỗi đau, dẫn đến những bi kịch.
Tại đài tưởng niệm liệt sĩ cũng như trên bàn thờ của các gia đình trên khắp đất nước các bạn, chúng ta nhớ về 3 triệu người Việt Nam, cả binh lính cũng như dân thường, đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Tại đài tưởng niệm chiến tranh ở Washington, tên của 53.315 binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến cũng được khắc ghi. Những người cựu chiến binh và gia đình của các nạn nhân ở cả hai nước chúng ta, đến giờ vẫn phải chịu đựng nỗi đau mất mát.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội - Ảnh 2.
Nhiều bạn trẻ Việt Nam đã có mặt để lắng nghe bài phát biểu của ông Obama.
Tại Mỹ, chúng tôi quan niệm rằng dù quan điểm về chiến tranh có bất đồng, thì chúng tôi luôn phải có trách nhiệm tôn vinh những binh sĩ tham chiến, và chào đón họ trở về với sự tôn trọng mà họ đáng được hưởng.
Ngày nay, người Việt và người Mỹ mỗi bên chúng ta có thể cùng nhau cảm thông với mất mát của phía bên kia. Trong 2 thập kỉ qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến vô cùng lớn, và thế giới đã thấy được những thành quả của các bạn.
Với cải cách kinh tế và những hiệp định thương mại, trong đó có các hiệp định với Mỹ, Việt Nam đã bước vào nền kinh tế toàn cầu, xuất khẩu các mặt hàng Việt trên khắp thế giới. Ngày càng nhiều nguồn đầu tư nước ngoài đang đổ vào Việt Nam. Và với một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia thu nhập trung bình.
Chúng ta thấy được sự phát triển của Việt Nam qua những tòa nhà chọc trời ở Hà Nội, ở TP.HCM, những khu mua sắm, những trung tâm thương mại.
Chúng ta thấy được sự phát triển ấy qua những vệ tinh được Việt Nam phóng vào vũ trụ, qua một thế hệ trẻ khởi nghiệp trên mạng, tìm kiếm những hướng đi mới.
Chúng ta thấy được sự phát triển ấy qua hàng chục triệu người Việt Nam kết nối với nhau qua mạng xã hội Facebook hay Instagram. Và các bạn không chỉ đăng ảnh selfie, dù tôi biết là các bạn chụp selfie nhiều lắm, và tôi cũng đã nhận được rất nhiều lời đề nghị chụp selfie cùng các bạn.
Các bạn cũng đang thể hiện quan điểm về những vấn đề mà mình quan tâm, ví dụ như bảo vệ những cây cổ thụ ở Hà Nội. Vậy nên tất cả những sự năng động này đã đem lại bước tiến trong cuộc sống của người dân.
Việt Nam đã giảm thiểu đáng kể số lượng hộ nghèo, tăng thu nhập trong các hộ gia đình, và đưa hàng triệu người dân đến với tầng lớp trung lưu. Đói nghèo, bệnh tật, tỉ lệ tử vong ở trẻ em, tất cả đều giảm.
Số lượng người dân được tiếp cận nước sạch và sử dụng điện, số lượng các cậu bé, và cả các cô bé, được đến trường, và tỉ lệ biết chữ, tất cả đều tăng.
Đây đều là những thành tựu đáng kinh ngạc mà các bạn đã đạt được trong khoảng thời gian ngắn. Và đi cùng với sự thay đổi của Việt Nam, cũng là sự thay đổi trong mối quan hệ Việt-Mỹ.
Chúng ta học được bài học từ thiền sư Thích Nhất Hạnh đáng kính. Ông từng nói rằng: "Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi". Và như thế, chính cuộc chiến tranh từng chia cắt chúng ta đã trở thành nguồn cảm hứng để hàn gắn những vết thương.
Nó giúp chúng ta tìm được những người mất tích và đưa họ về quê nhà, giúp chúng ta dò tìm và tháo gỡ bom mìn còn sót lại từ cuộc chiến, vì ta không thể để những đứa trẻ phải mất chân khi chúng đang chơi đùa.
Chúng ta sẽ tiếp tục hỗ trợ người tàn tật, trong đó có trẻ em, cũng như loại bỏ chất độc da cam, để Việt Nam có thể lấy lại nhiều mảnh đất đang còn nhiễm độc. Chúng ta tự hào về những gì đã làm được tại Đà Nẵng, và sẽ tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của các bạn tại Biên Hòa.
Xin cũng đừng quên rằng, những nỗ lực hàn gắn của chúng ta có công lao rất lớn của những người cựu chiến binh, những đối thủ ở hai đầu chiến tuyến khi xưa.
Ví dụ như Thượng nghị sĩ John McCain, người đã từng là tù nhân chiến tranh ở Việt Nam trong nhiều năm. Khi ông McCain gặp Tướng Giáp, Tướng Giáp đã nói rằng chúng ta không nên cứ là kẻ thù, mà hãy là bạn. Hay như tất cả những cựu chiến binh khác, cả Việt Nam lẫn Mỹ, những người đã giúp chúng ta hàn gắn và xây dựng những quan hệ mới.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội - Ảnh 3.
Thượng nghị sĩ John McCain trong một lần trở lại Việt Nam, nơi ông từng bị bắt làm tù nhân chiến tranh. Ảnh: Politico
Không nhiều người có nhiều đóng góp trong những nỗ lực ấy như cựu trung úy Hải quân nay đã trở thành Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry, người cũng có mặt tại đây hôm nay. Thay mặt tất cả, tôi xin cảm ơn ông, John, vì những nỗ lực tuyệt vời của ông.
Bởi các cựu chiến binh đã soi đường cho chúng ta. Bởi vì chiến tranh, chúng ta có can đảm để theo đuổi hòa bình. Nhân dân hai nước đang trở nên thân thiết hơn bao giờ hết. Hợp tác thương mại ngày càng tăng, sinh viên và học giả hai nước đang cùng nhau học tập.
Chúng tôi đón nhiều sinh viên Việt Nam hơn bất cứ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Và hàng năm, các bạn đón thêm ngày càng nhiều khách du lịch Mỹ. Có cả những người Mỹ trẻ tuổi đeo ba lô tới Hà Nội 36 phố phường, tới những cửa hiệu ở phố cổ Hội An, rồi cố đô Huế.
Người Mỹ và người Việt Nam chúng ta đều có thể đồng cảm với những lời nhạc sĩ Văn Cao đã viết:
"Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người."
Là một Tổng thống, tôi tin tưởng vào những tiến triển ấy. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, Chính phủ hai nước đang làm việc một cách gần gũi hơn bao giờ hết. Và với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt mối quan hệ Việt - Mỹ lên một nền tảng vững chắc hơn trong nhiều thập kỷ tới.
Xét trên một phương diện, lịch sử lâu năm của hai nước, khởi nguồn với Thomas Jefferson từ hơn 2 thế kỷ trước, giờ đã quay trở lại điểm ban đầu. Phải mất rất nhiều thời gian và nỗ lực nhưng giờ chúng ta đã có thể nói điều mà trước kia là không tưởng.
Ngày hôm nay, Việt Nam và Mỹ đã trở thành đối tác. Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta là bài học cho cả thế giới, ở thời điểm mà nhiều cuộc xung đột tưởng chừng khó giải quyết và dường như không bao giờ kết thúc.
Chúng ta đã cho thấy một điều rằng: Mối quan hệ có thể thay đổi, và tương lai sẽ khác đi nếu chúng ta không làm tù nhân cho quá khứ.
Chúng ta đã cho thấy hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh. Chúng ta đã cho thấy giá trị con người đem lại lợi ích tốt đẹp nhất khi hợp tác chứ không phải trong xung đột. Đó là điều mà Việt Nam và Mỹ có thể chỉ ra cho thế giới.
Mối quan hệ đối tác toàn diện mới giữa Mỹ và Việt Nam bắt nguồn từ một sự thật cơ bản. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và không nước nào có thể áp đặt hoặc quyết định vận mệnh của các bạn.
Nước Mỹ có một mối quan tâm. Chúng tôi quan tâm tới sự thành công của Việt Nam. Nhưng quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu. Và trong phần thời gian còn lại của nhiệm kỳ, tôi muốn chia sẻ với các bạn điều mà tôi tin rằng có thể dẫn lối cho chúng ta trong những thập kỷ tới.
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhau làm việc để tạo ra những cơ hội thực sự và sự phồn thịnh cho nhân dân của mình. Chúng ta đều biết công thức để đạt được thành công kinh tế trong thế kỷ 21.
Trong nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, đầu tư và thương mại sẽ xuất hiện ở bất cứ nơi nào có luật pháp. Bởi không ai muốn phải đi hối lộ để được kinh doanh, không ai muốn bán hàng hoặc đi học khi họ không biết mình sẽ bị đối xử ra sao.
Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, việc làm sản sinh ở nơi người ta có thể tự do suy nghĩ, trao đổi ý tưởng và sáng tạo. Và mối quan hệ đối tác kinh tế thực sự không phải là một đất nước đi khai thác tài nguyên của một nước khác, mà là về đầu tư vào những nguồi tài nguyên lớn lao của chúng ta.
Đó là con người, kỹ năng và tài năng, dù sống ở làng quê hay thị thành. Và đó là hình thức đối tác mà nước Mỹ đưa ra.
Như tôi đã công bố hôm qua, Tổ chức Hòa bình (Peace Corps) lần đầu tiên tới Việt Nam sẽ tập trung vào công tác giảng dạy tiếng Anh. Sau thế hệ thanh niên Mỹ tham chiến tại Việt Nam, một thế hệ sẽ tới đây để dạy học, để xây dựng và thắt chặt mối quan hệ bằng hữu giữa chúng ta.
Một số công ty công nghệ hàng đầu và học viện của Mỹ đang bắt tay với các trường đại học của Việt Nam để đẩy mạnh đào tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và y học.
Bởi vì dù chúng tôi có chào đón thêm nhiều sinh viên Việt Nam tới Mỹ, chúng tôi cũng tin rằng những người trẻ tuổi xứng đáng được đào tạo theo chuẩn quốc tế ngay tại đây, tại Việt Nam.
Và đó là một trong những lí do khiến chúng tôi rất hào hứng khi mùa thu này, đại học Fulbright Việt Nam sẽ bắt đầu đi vào hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó là trường đại học dân lập phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, với học bổng toàn phần cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Sinh viên, học giả và các nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu chính sách công, quản lý, kinh doanh, kỹ thuật, khoa học máy tính và các ngành khai phóng (những môn học được xem là thiết yếu), tất cả mọi thứ, từ thơ của Nguyễn Du, triết học của Phan Chu Trinh cho tới toán học của Ngô Bảo Châu.
Và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với những doanh nhân trẻ tuổi bởi chúng tôi tin rằng nếu có thể tiếp cận với các kỹ năng, công nghệ và nguồn vốn mà các bạn cần thì không gì có thể ngăn trở các bạn, Những người phụ nữ Việt Nam tài giỏi cũng không là ngoại lệ.
Chúng tôi tin rằng bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Hai Bà Trưng cho tới nay, những người phụ nữ mạnh mẽ đã giúp Việt Nam tiến lên phía trước. Và có nhiều minh chứng rất rõ ràng cho điều đó.
Tôi đã nói điều này ở tất cả những nơi tôi từng đặt chân tới. Gia đình, cộng đồng và đất nước sẽ trở nên thịnh vượng hơn nếu phụ nữ có cơ hội bình đẳng để tiến tới thành công trong học tập, công việc và chính trị. Điều đó là đúng ở tất cả mọi nơi, trong đó có Việt Nam.
Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để khơi dậy tiềm năng kinh tế của các bạn bằng thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tại Việt Nam, TPP sẽ cho phép các bạn đưa thêm nhiều mặt hàng ra thế giới và thu hút các nguồn đầu tư mới. Tất nhiên thỏa thuận này sẽ đòi hỏi một số cải cách để bảo vệ người lao động và quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam và thế giới thực hiện đầy đủ giao ước.
Tôi muốn các bạn biết rằng, với tư cách Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi như vậy, các bạn cũng có thể mua thêm nhiều hàng hóa của chúng tôi, sản xuất tại Mỹ. Hơn nữa, tôi ủng hộ TPP vì những lợi ích chiến lược quan trọng.
Việt Nam sẽ bớt bị phụ thuộc vào một đối tác thương mại duy nhất và có được mối quan hệ rộng rãi hơn, với nhiều đối tác gồm cả Mỹ. TPP sẽ giúp đẩy mạnh hợp tác khu vực, giúp giải quyết vấn đề bình đẳng kinh tế và thúc đẩy nhân quyền với những cải thiện về lương và chế độ làm việc.
Lần đầu tiên ở Việt Nam, quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập và luật cấm lao động trẻ em được thiết lập và đẩy mạnh. Ngoài ra, TPP cũng có những phương thức bảo vệ môi trường và chống tham nhũng thương mại quyết liệt hơn.
Đó là điều mà TPP sẽ mang tới cho tất cả chúng ta bởi Mỹ, Việt Nam và các đối tác khác sẽ phải tuân thủ nguyên tắc mà các bên đã cùng nhau đưa ra. Đó là tương lai đang đợi chúng ta. Chúng ta phải đạt được TPP vì sự thịnh vượng và an ninh quốc gia.
Nhân đây tôi cũng xin được nói đến cấp độ hợp tác thứ hai: hợp tác an ninh Việt-Mỹ.
Với chuyến thăm này, chúng ta đã đưa mối quan hệ hợp tác an ninh lên tầm cao mới, củng cố thêm niềm tin cho những người đang khoác trên mình bộ quân phục. Chúng tôi tiếp tục đề nghị được huấn luyện và cung cấp thiết bị tuần duyên để tăng cường năng lực hàng hải cho Việt Nam. Chúng ta là đối tác cứu trợ nhân đạo trong trường hợp thảm họa xảy ra.
Như công bố tôi đưa ra hôm qua, về việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí, Việt Nam sẽ có được những trang thiết bị quân sự cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia. Và Mỹ đang thể hiện sự cam kết trong tiến trình bình thường hóa quan hệ toàn diện với Việt Nam.
Nói rộng ra thì thế kỷ 20 đã dạy tất cả chúng ta, cả Mỹ và Việt Nam rằng trật tự thế giới, mà an ninh chung phụ thuộc vào, đều bắt nguồn từ những nguyên tắc nhất định.
Dù lớn hay nhỏ thì chủ quyền của một quốc gia cũng cần được tôn trọng. Và lãnh thổ của họ là không thể xâm phạm. Các nước lớn không được phương hại tới các nước nhỏ hơn. Tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình.
Các cơ chế vùng như ASEAN hay khu vực Đông Á cần tiếp tục được tăng cường. Cá nhân tôi cũng chính phủ Mỹ đều tin rằng, đó là mối quan hệ đối tác mà chúng tôi hướng tới với khu vực này. Đây là tinh thần, là kỳ vọng mà chúng tôi đã thúc đẩy từ đầu năm nay, khi tôi trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Lào.
Tại Biển Đông, Mỹ không phải là bên tranh chấp, nhưng chúng tôi sẽ sát cánh cùng đối tác thúc đẩy các nguyên tắc cốt lõi như tự do hàng hải, tự do hàng không, các quyền lợi hợp pháp không thể bị ngăn cản và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp thông qua biện pháp pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội - Ảnh 4.
Và khi chúng ta hợp tác chặt chẽ với nhau hơn nữa trong những lĩnh vực mà tôi vừa nêu ở trên, thì quan hệ đối tác của chúng ta sẽ bao gồm một yếu tố nữa: giải quyết những khác biệt còn tồn tại giữa 2 chính phủ, trong đó có vấn đề nhân quyền.
Tôi nói điều này nhé, không phải chỉ có riêng Việt Nam, mà chẳng có quốc gia nào là hoàn hảo. Đã 2 thế kỷ rồi, nhưng nước Mỹ vẫn đang phải nỗ lực để đạt được những lý tưởng chúng tôi đề ra từ khi lập quốc.
Chúng tôi vẫn đang phải sửa chữa thiếu sót của mình - như tiền chi phối chính trị quá nhiều, bất bình đẳng trong các tầng lớp xã hội ngày một gia tăng. Định kiến về chủng tộc còn tồn tại trong hệ thống tư pháp hình sự. Dù làm cùng một loại công việc, nhưng phụ nữ vẫn chưa được hưởng mức lương ngang bằng với nam giới.
Chúng tôi vẫn còn nhiều vấn đề và chúng tôi không né tránh những lời chỉ trích. Tôi xin cam đoan là tôi luôn phải nghe đến những vấn đề này mỗi ngày.
Nhưng chính sự chỉ trích đó, việc tranh luận cởi mở đó, khi chúng tôi đối diện với sự chưa hoàn thiện của mình và cho mọi người đều có quyền được nói tiếng nói của mình, thì nó đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn, công bằng hơn.
Như tôi đã nói, Mỹ không tìm cách áp đặt thể chế của mình lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nói tới, tôi tin tưởng, đều không phải là giá trị Mỹ, mà tôi cho rằng đó là những giá trị phổ quát được viết trong Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền.
Hiến pháp Việt Nam cũng đề cập tới quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền được hội họp, quyền được lập hội, quyền được biểu tình. Đó là những gì được viết trong Hiến pháp Việt Nam.
Như vậy, đây thực sự là vấn đề của tất cả chúng ta, của mỗi một quốc gia - những người đang cố gắng quyết tâm tuân thủ các nguyên tắc này, để đảm bảo rằng tất cả chúng ta, những thành viên trong Chính phủ, đều thực tâm hướng tới những lý tưởng đó.
Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ. Việt Nam cam kết sửa đổi luật cho phù hợp với hiến pháp mới theo các tiêu chuẩn quốc tế. Theo luật mới, chính phủ sẽ công khai nhiều hơn về vấn đề ngân sách và người dân có quyền tiếp cận nhiều thông tin hơn.
Như tôi nói, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế, cải cách lao động theo yêu cầu của TPP. Đây đều là những bước tiến lạc quan.
Và cuối cùng, chỉ có người Việt Nam mới được quyền quyết định tương lai của Việt Nam - mỗi quốc gia đều phải đi con đường đó. Hai quốc gia chúng ta khác biệt nhau về truyền thống, khác biệt về hệ thống chính trị, khác biệt về văn hóa.
Cho phép tôi được nói ra quan điểm của mình, với tư cách là một người bạn của Việt Nam. Tôi tin rằng một quốc gia sẽ thành công hơn khi những giá trị phổ quát được tuân thủ.
...
Việt Nam sẽ có cách làm khác với Mỹ, và mỗi chúng ta sẽ làm khác với những quốc gia trên thế giới, nhưng có những nguyên tắc cơ bản mà tôi tin rằng chúng ta nên cố gắng tuân thủ và cải thiện.
Và tôi nói điều này, với tư cách là người sắp kết thúc nhiệm kỳ, tôi may mắn có gần 8 năm để nhìn lại, quan sát cách chính phủ của chúng tôi hoạt động và tương tác với các nước trên thế giới, nhũng nước cũng đang liên tục nỗ lực cải thiện các bộ máy của mình.
Cuối cùng, tôi cho rằng quan hệ hợp tác của chúng ta có thể vượt qua các thách thức toàn cầu mà không quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được.
Nếu chúng ta có thể đảm bảo sức khỏe của người dân và sự tươi đẹp của hành tinh này thì mới có thể phát triển bền vững, những kỳ quan thiên nhiên như vịnh Hạ Long hay hang Sơn Đoòng phải được gìn giữ cho con cháu của chúng ta.
Mực nước biển dâng cao đang đe dọa bờ biển và đường thủy, nơi rất nhiều người dân Việt Nam dựa vào đó để sinh sống. Và vì vậy, là một đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải tuân thủ cam kết đã được ký kết ở Paris.
Chúng ta cần phải giúp đỡ người dân và các ngôi làng, những người sống dựa vào nghề đánh bắt cá, thích ứng với tình hình, mang thêm năng lượng sạch tới những khu vực như Đồng Bằng Sông Cửu Long - vựa lúa của thế giới mà chúng ta rất cần để đảm bảo lương thực cho con cháu đời sau.
Và chúng ta có thể cứu sống nhiều người dân bên ngoài lãnh thổ của mình bằng cách giúp các quốc gia cải thiện những vấn đề như hệ thống chăm sóc sức khỏe, chúng ta có thể ngăn chặn sự bùng phát các dịch bệnh đe dọa mạng sống của tất cả chúng ta.
Và khi Việt Nam cam kết sâu hơn vào nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc thì Mỹ tự hào giúp đỡ huấn luyện lực lượng gìn giữ hòa bình của các bạn.
Một điều thực sự đáng chú ý là hai quốc gia của chúng ta, từng đối đầu, nay sát cánh bên nhau và còn giúp đỡ các nước khác giành hòa bình.
Vì thế, mối quan hệ đối tác của chúng ta, ngoài hợp tác song phương, còn cho phép chúng ta giúp định hình môi trường quốc tế theo một cách tích cực.
Việc nhận thức được một cách đầy đủ tầm nhìn mà tôi nêu ra ngày hôm nay không phải diễn ra trong một sớm một chiều, cũng không thể tránh khỏi những vấp váp, thụt lùi. Sẽ có những lúc hiểu lầm. Cần phải nỗ lực không ngừng và đối thoại thực sự để hai bên đều tiếp tục thay đổi.
Nhưng nhìn lại tất cả chặng đường lịch sử và cả những rào cản mà chúng ta đã vượt qua được, tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay, vô cùng lạc quan về tương lai chung của chúng ta.
Sự tin tưởng của tôi luôn bắt nguồn từ tình bạn và khát vọng chung của người dân hai nước chúng ta. Tôi nghĩ rằng tất cả người Việt gốc Mỹ, những người đã vượt qua biển cả rộng lớn - một số người là để được đoàn tụ với gia đình lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, và những người, như Trịnh Công Sơn tửng viết trong bài hát của mình, đã dang tay, mở rộng trái tim và nhìn thấy tình người trong nhau.
Tôi nghĩ đến nhiều người Mỹ gốc Việt đã thành công trên chặng đường đời - họ là bác sĩ, nhà báo, thẩm phán, công chức. Một trong số họ, người sinh ở đây, đã viết cho tôi một lá thư và nói rằng nhờ ơn Chúa, ông ấy đã có thể sống Giấc mơ Mỹ của mình, ông tự hào là người Mỹ nhưng cũng tự hào về nguồn gốc Việt Nam của mình
Ngày hôm nay, ông ấy cũng có mặt ở đây, ông ấy quay trở lại mảnh đất nơi mình sinh ra bởi ông ấy nói rằng khát khao cháy bỏng của ông ấy là nâng cao đời sống của người Việt.
Tôi nghĩ về một thế hệ người Việt Nam mới - rất nhiều các bạn ở đây, những người sẵn sàng để lại dấu ấn trên thế giới. Và tôi muốn nói với tất cả những bạn trẻ đang lắng nghe rằng, tài năng, động lực và ước mơ của các bạn, với những điều đó, thì Việt Nam có mọi thứ mà mình cần để lớn mạnh.
Số phận nằm trong tay chính các bạn. Đây là thời đại của các bạn. Và khi các bạn theo đuổi tương lai mà các bạn muốn, tôi muốn các bạn biết rằng, nước Mỹ sẽ ở bên cạnh các bạn, với vai trò là đối tác cũng như bằng hữu.
Nhiều năm sau này, khi mà ngày càng có nhiều người Mỹ và người Việt Nam cùng nhau học tập, cùng nhau hợp tác kinh doanh, sát cánh thúc đẩy quyền con người và bảo vệ hành tinh của chúng ta, tôi hi vọng các bạn sẽ nhớ lại khoảnh khắc này và có thêm hi vọng từ tầm nhìn mà tôi vạch ra ngày hôm nay.
Hoặc, nói như trong cuốn Truyện Kiều các bạn thuộc nằm lòng có câu:
"Rằng trăm năm cũng từ đây.
Của tin gọi một chút này làm ghi"
Cảm ơn các bạn. Cảm ơn Việt Nam!
theo Trí Thức Trẻ


Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email thegioi@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha News

Của tin còn được những gì?




Của tin còn được những gì? (Mênh mông thế sự 39)

Tương Lai
Kết thúc bài diễn văn lay động lòng người, Tổng thống Obama dẫn Nguyễn Du:
Tôi hi vọng các bạn sẽ nhớ lại khoảnh khắc này và gieo hi vọng từ tầm nhìn mà tôi đem tới cho các bạn hôm nay. Hay là các bạn để tôi lẩy một câu Kiều – các bạn ai cũng thuộc Truyện Kiều mà – “Rằng trăm năm cũng từ đây, Của tin gọi một chút này làm ghi”.
Ông đứng đó, nở nụ cười chân tình, thoải mái trong sự vỗ tay nồng nhiệt. Lâu lắm rồi mới được nghe một bài diễn văn súc tích với sự thể hiện thật dung dị, bộc lộ rõ cảm xúc nội tâm khiến người nghe hiểu được khá rõ bản lĩnh, trí tuệ và tình cảm rất thật, đúng với tầm vóc của một nguyên thủ quốc gia, một nhân vật có khả năng đi vào lịch sử. Sức hút của Obama là ở chỗ đó.
 Những ai tò mò tìm hiểu sự hình thành một bài diễn văn cho Tổng thống Mỹ chắc sẽ còn phải dành những lời khen cho các chuyên gia, học giả giúp hình thành nên bài diễn văn ấy, trong đó e là phải cho điểm cao việc trích hai câu Kiều kia! Ấy vậy mà ngẫm cho kỹ, thì đây lại là lời của Kim Trọng “Được lời như cởi tấm lòng, Giở kim thoa với khăn hồng trao tay. Rằng trăm năm cũng từ đây, Của tin gọi một chút này làm ghi. Thế rồi trao ngay tắp lự. Hối hả sợ “lỡ cơ hội” chăng? Còn người được trao “của tin” thì lại cho rằng “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay”!
Chẻ hoe ra mà nói, nếu đặt hai câu trích dẫn kia vào trong văn cảnh cụ thể thì hóa ra ngài Tổng thống vội vàng quá chăng? Hơn nữa, nếu lại tỉ mẩn soi vào văn bản Truyện Kiều thì lại thấy ra cuộc gặp lại muộn mằn mà người ta gọi là “tái hồi Kim Trọng” ấy diễn ra sau 15 năm cũng chỉ là chuyện “Vớt hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa” mà thôi ? Lại nhớ đến tục bói Kiều trong dân gian thì câu này gợi ra tình huống không hay khiến người “bói” không khỏi phân vân về lời nhắn gửi của tác giả Truyện Kiều từng được thăng hoa thành một kiểu “sấm” như “sấm Trạng Trình!
Thì cũng là sự suy diễn do bị tác động của những nhiễu nhương thế sự tiện thể mà gợi ra thôi. Phải gợi ra vì cứ băn khoăn không hiểu rồi đây, trước sức ép hung tợn có, dịu ngọt có, trong thiên biến vạn hóa những chiêu hiểm trong món võ Tàu cổ truyền mà Việt Nam từng nếm trải thì rồi những “của tin” đã được Obama sẽ còn được những gì” trong mai hậu khi cơn sốt Obama qua đi.
Cứ nhìn nét mặt căng thẳng của người đang bắt tay vị khách quý vốn đã nóng lòng chờ đợi từ lâu nhưng sao vẫn đăm chiêu, hình như vẫn vấn vương nhiều chuyện hệ trọng khác. Phải chăng không chỉ là nỗi lo ứng xử sao cho phải đạo với ông “bạn vàng cùng chung ý thức hệ” đang săm soi từng động thái ứng xử của “người đồng chí”, mà còn những gay cấn phức tạp nào khác đang phải đặt ra cần có hướng giải quyết sao cho êm thấm, vẹn toàn? Không chừng những đồn đãi về tài tiên đoán kiểu sấm Trạng Trình của Nguyễn Du mà người “bói Kiều” tìm đến e vẫn có chỗ khả dụng chăng.
Thì chẳng phải Hoàn Cầu Thời báo đã chạy bài với tiêu đề “Obama không quên “quây lưới quanh Trung Quốc” trước khi rời nhiệm sở ”, còn Trung Hoa Nhật báo ở Bắc Kinh thì ỡm ờ cảnh báo “Các cựu thù không được châm ngòi mồi lửa trong khu vực” đó sao trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì ngậm hạt thị tuyên bố vui mừng trước đà bình thường hóa bang giao Mỹ-Việt, nhưng bày tỏ hy vọng rằng quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ “có lợi” cho hòa bình khu vực. Vậy thì phải chăng ai đó đang bị đặt vào trong tình huống “dùng dằng nửa ở nửa về”?
“Ở”, thì lâm vào cái thế kẹt không có lối ra vì trót quá nặng nợ với một di sản ý thức hệ quá lỗi thời, mất hết sức sống mà hệ lụy của nó gây ra trên đất nước này với 40 năm tụt hậu so với những nước khác cũng cùng một điểm xuất phát lại không sao che giấu được nữa. Khỏi cần phải kể những con số so sánh đã cứa vào tim những người Việt Nam đang nặng lòng với đất nước.
Còn “về”, thì về đâu?
Dân đã trả lời câu hỏi này bằng trái tim với việc nồng nhiệt hết cỡ trong đón chào Obama, ngược hẳn với sự thờ ơ ẩn giấu lòng căm ghét với chuyến thăm của Tập Cận Bình. Về với cái thế giới của Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hướng tới những giá trị của nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Về với “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Cái thế giới của những giá trị “bất hủ” như người đọc Tuyên ngôn khẳng định cách đây 71 năm để rồi Nguyễn Phú Trọng nói thêm tại Mỹ năm ngoái: “Một trong những quốc gia đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị chính là Hoa Kỳ; Người đã gửi 14 lá thư cho lãnh đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan hệ “hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ””. Xem ra “ở ăn thì nết cũng”… chưa biết ra sao nhưng “nói điều ràng buộc thì tay cũng già” đây. Chắc không đến nỗi “nói rồi rồi lại ăn lời được ngay” vì đây toàn là “những điều vàng đá phải điều nói không”! Nhưng “vàng đá” đến đâu, cỡ nào, e phải “hồi sau mới rõ”.
Vậy thì viên đá thử vàng ở đây chính là đặt lợi ích của đất nước lên trên hết và trước hết (xem Mênh mông thế sự 38). Còn có một phép thử đơn giản hơn nữa là cứ đặt những tấm hình người dân đón đưa và nhà cầm quyền đưa đón Tập Cận Bình cạnh cũng những người ấy đón đưa Barack Obama thì chẳng cần phải lý luận vòng vo cũng đủ để lý giải một cách thật sống động và rất sòng phẳng vấn đề kéo dài trong suốt mấy nhiệm kỳ để rồi nổi cộm lên tại Đại hội XII!
Sự lựa chọn từ phía người dân thì như trên đã nói, đã quá rõ. “Rõ” là vì đó là đòi hỏi sống còn của dân tộc: thoát ra khỏi toan tính thâm độc của Trung Quốc muốn biến Việt Nam thành chư hầu.
Đòi hỏi ấy lại đang đặt ra trong bối cảnh Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sau gần nửa thế kỷ vốn đã trở thành luật của nước Mỹ áp dụng cho các quốc gia bị coi là khủng bố, chống lại dân chủ. Vậy là việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này cũng đồng nghĩa với việc Mỹ không còn coi Việt Nam như những quốc gia hay tổ chức khủng bố, là đối tượng phải bị loại bỏ như trước đây nữa. Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất Mỹ thực hiện quyết định có ý nghĩa lịch sử này. Hơn nữa, với quyết định này Mỹ còn biểu tỏ sự tôn trọng thể chế hiện tồn của Việt Nam.
Việc Nguyễn Phú Trọng từng được đón tiếp khá long trọng ở Mỹ, diện kiến Obama tại Phòng Bầu dục là thể hiện sự nhất quán của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong quyết tâm chính trị của ông chủ Nhà Trắng. Cũng tại Mỹ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng hớn hở dẫn ra câu của Theodore Roosevelt: “Khi tin là có thể, thì bạn đã đạt được một nửa thành công”. Vấn đề chỉ còn là như đã đặt ra ở trên: Liệu ông Trọng có thật tin điều ông đọc về câu mà người ta chọn sẵn và viết sẵn cho ông?
Xem ra phải trở lại với câu Kiều được dẫn ra trong diễn văn chinh phục trái tim Việt Nam của Tổng thống Obama để mà hiểu hơn những điều vẫn còn đang tù mù để coi thử “của tin còn được những gì”.
Vì, về quy trình thì diễn văn của Obama cũng phải được những chuyên gia của Tổng thống chuẩn bị công phu, không thể khác. Trong đó có chuyện chọn ra hai câu Kiều để Obama kết thúc diễn văn một cách tuyệt vời, gây nên “một cơn sốt Obama” trong lòng người dân Việt Nam, như cách nói của đài BBC ngày 26.5.2016. Mà gây được “cơn sốt Obama” thì không thể phủ nhận uy lực của thiên tài Nguyễn Du đã được những người soạn diễn văn khai thác đúng chỗ. Nhưng, quyết định vẫn là phong độ, bản lĩnh của Obama khiến cho người ta biết chắc rằng ông ấy nói thật lòng mình và tin chắc vào điều mình đang nói. Cái thật ấy toát lên từ toàn bộ con người thật của vị Tổng thống bằng việc làm, lời nói, cung cách ứng xử từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ diễn ra trước đôi mắt tinh đời của người dân.
Chuyện lớn thì như cách trả lời câu hỏi của một phóng viên vì sao lệnh dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí được công bố vào phút cuối, Tổng thống Obama nói: người ta thường dành những điều tốt đẹp nhất để nói cuối cùng! Chuyện nhỏ thì như tươi cười nhặt miếng chả nem cô bán hàng lúng túng đánh rơi vui vẻ đặt lên bàn, hay từ chối lời mời phá lệ, không đi vào cửa chính của ngôi chùa mà “mọi người đi như thế nào, ông sẽ đi đúng như vậy” để bước vào cửa bên trái. Không một kịch bản soạn sẵn nào có thể dự liệu được đầy đủ mọi tình huống thay cho bản lĩnh và tính cách của con người.
Obama đã chinh phục được người dân Việt Nam bằng chính con người thật vừa dung dị, lịch lãm, vừa uyên bác, mạnh mẽ để thoải mái hồn nhiên đến thẳng với những người dân thường trên cương vị của một nhân vật được xem là người có quyền lực nhất của thế giới! Vả chăng, còn một nguyên nhân nữa của sự chinh phục của hình ảnh Obama không thể không nói về một sự thật. Đó là, đã quá lâu, người Việt Nam khao khát được nghe những lời nói thật khi đã phải nghe quá nhiều những lời nói dối. “Nói vậy mà không phải vậy” đã trở thành một câu cửa miệng của người dân thường vốn rất thực tế, chẳng vòng vo.
Thay vì phải vội tắt tivi để khỏi nhìn trên màn hình “quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu, tới hay lui vẫn ngần ấy mặt người” nói cùng một giọng nhàm chán, đều đều những lời mị dân sáo rỗng, thì dân tình lại dán mắt vào màn hình để được nhìn thấy Obama đọc diễn văn trước một cử tọa gồm đủ các thành phần hay thoải mái dừng lại quán nước bên đường ở Mễ Trì để trò chuyện với người bán trà đá hoặc vui vẻ, hào hứng tươi cười, bắt tay những người tụ tập vẫy chào ông từ cửa hàng bún chả ở đường Lê Văn Hưu đi ra!
Thay vì thờ ơ ném những cái nhìn vô cảm, nếu chưa phải là chán chường, cho cái cảnh “một người đi chật cả con đường” mà một nhà thơ nọ đã viết, dân tình đã gội mưa ngồi ngoài đường suốt mấy tiếng đồng hồ để đón chào người họ ngưỡng mộ và mong ngóng như dân Hà Nội rồi dân Sài Gòn đón Obama!
Phó cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, người đi cùng Tổng thống trong chuyến thăm Việt Nam chia sẻ trên Twitter cá nhân về cảm xúc của ông khi đến TP HCM: “Chúng tôi sẽ không bao giờ quên sự chào đón ở thành phố Hồ Chí Minh”, ông Ben Rhodes viết. Còn Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng Eric Schultz chia sẻ lại dòng cảm xúc của ông Rhodes kèm theo bình luận “hàng trăm nghìn người tập trung trên các tuyến phố chào đón tổng thống” và “tôi chưa từng chứng kiến điều này trong 5 năm làm việc tại Nhà Trắng.
Nếu ý tưởng của đại văn hào Pháp V. Hugo được viết ra trong Những người khốn khổ: “Hãy nhìn vào dân chúng, bạn sẽ thấy chân lý” được chấp nhận thì cái chân lý rất cụ thể này được diễn đạt bằng trái tim, khối óc và nụ cười nơi đường phố kia chứ chẳng phải ở nơi kín cổng cao tường của một viện Hàn lâm. Trước “chân lý” đã “thấy” được đó, một vị chức sắc được phép phát ngôn trên báo chính thống không kìm được tình cảm thật, có thể trong một ngẫu hứng nhưng không là bốc đồng, mà rằng: “Obama hiểu đúng tâm can và sức mạnh người Việt”.
Trong những ngày vừa qua, nếu nhìn vào những tờ báo còn gìn giữ được sự liêm sỉ tối thiểu để có gan thực hiện được phần nào chức năng cao cả của báo chí để có thể “sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và nỗi lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, niềm vui và nỗi buồn của họ” như mong mỏi của Mác thời trẻ, thì vào dịp này cũng đã can đảm nói về cái “tâm can và sức mạnh” ấy. Tâm can và sức mạnh đang chứa chất một nguồn động lực để tạo ra bước đột phá nhằm chứng minh lời cảnh báo của Nguyễn Trãi mà ông Trọng đang hùng hồn và không kém mùi mẫn trong huấn thị tại Hội nghị dân vận ngày 27.6.2016 vừa rồi “đẩy thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”!
Xin được nói thêm rằng việc “đẩy” và “lật” ấy đâu phải khởi nguồn từ dân mà từ những người đang nắm quyền lực, nên chớ vội cao giọng về chuyện nâng cao cảnh giác chống lại “lực lượng thù địch” đang mưu toan lật đổ! Liệu có phải vội như vậy vì người ta đang sợ rằng, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận khiến cho thế cân bằng sẽ bị lệch về phía Mỹ, điều này giúp tạo nên một xung lực cho phong trào xã hội dân sự đang ngày càng dâng cao, trước mắt là những hành động chống lại thảm họa môi trường từ vụ cá chết với chất xả thải của Fomosa? Rồi với khẩu hiệu “Cá cần nước sạch, dân cần chính quyền sạch” thì sự gắn kết hai đòi hỏi ấy lại với nhau, nối chúng lại với khẩu hiệu bảo vệ chủ quyền biển đảo chống lại hành động xâm lược và những toan tính thâm hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông đã nâng cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường lên một tầm vóc mới.
Điều này không chỉ khiến cho “người đồng chí cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” lo ngại mà chính những người đang điều hành bộ máy quyền lực cũng lo lắng. Lại nữa, không thể không đề phòng những hư chiêu của món võ Tàu thâm hiểm có thể tận dụng ngay những xung lực trong các cuộc đấu tranh để đẩy tới những đụng độ gây bất ổn ngay trong chuyến viếng thăm lịch sử của Obama mà Bắc Kinh không hề muốn. Bàn tay Bắc Kinh trong những bạo động đập phá doanh nghiệp nước ngoài tại Đồng Nai, Vũng Áng… dạo nào cho thấy chúng không từ bất cứ một thủ đoạn nham hiểm, bẩn thỉu nào. Đấy là chuyện trước mắt.
Về lâu dài thì với những gì đã ký kết những ngày qua đã hàm chứa trong đó rất nhiều những nhân tố vừa thúc giục vừa bắt buộc Việt Nam với tư cách một quốc gia thành viên phải tôn trọng như quyền con người, quyền lập ra những công đoàn độc lập nhằm bảo vệ quyền lao động…, những điều người ta e ngại, thậm chí từng thẳng thừng bác bỏ như cách khẳng định “không chấp nhận tam quyền phân lập” mà ông Trọng đã tuyên bố không chút úp mở dạo nào!
Thì ra không phải là không có lý do để những người kiên định lập trường xã hội chủ nghĩa lo lắng. Chỉ riêng một chuyện để là thành viên đích thực của TPP thì từng bước phải vận dụng các khái niệm về giá trị, các tập quán quốc tế và không thể không dần dần điều chỉnh luật pháp gắn với các hoạt động kinh doanh đi liền với quá trình cạnh tranh hướng tới những mục tiêu lợi nhuận. Quá trình đó không thể không điều chỉnh những khung pháp lý sao cho phù hợp với luật pháp của các đối tác là những quốc gia thành viên khác mà nền tảng của nó không thể là gì khác tam quyền phân lập, coi trọng sở hữu tư nhân và đảm bảo tự do cá nhân. Thì chẳng phải về những chuyện này ông Obama đã khéo léo và rất tế nhị song không phải là không nặng ký khi nói đến trong bài diễn văn đọc trước đông đảo khán thính giả:
Khi có tự do báo chí, khi các nhà báo và bloggers có thể đưa ra ánh sáng những nỗi bất công, những sự lạm quyền, điều đó bắt các giới chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm, và điều đó làm cho công chúng tin rằng chúng ta đang có một chế độ tốt
Khi mọi người có thể ra ứng cử, và vận động tranh cử một cách tự do, khi mà cử tri có thể lựa chọn người lãnh đạo của mình trong những cuộc bầu cử công bằng, thì điều đó làm cho đất nước ổn định, bởi vì dân chúng biết rằng tiếng nói của họ được lắng nghe, và những thay đổi hòa bình có thể xảy ra. Và xã hội sẽ giang rộng vòng tay đón những người mới
Và khi người dân có quyền tự do tụ tập thì họ được tự do thành lập các tổ chức xã hội dân sự. Điều đó sẽ giúp chính quyền giải quyết các thách thức mà đôi khi họ không thể một mình làm được. Vì thế nhân quyền không làm tổn hại sự ổn định mà giúp nền tảng xã hội ổn định hơn, và tiến bộ hơn”.
Vì thế mà Tổng thống Mỹ thẳng thắn chỉ ra: “Nói cho cùng, nhân quyền đã thôi thúc mọi người khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, vùng lên lật đổ chế độ thuộc địa. Và tôi tin rằng tôn trọng nhân quyền là cách diễn đạt đầy đủ nhất ý nghĩa của độc lập, kể cả ở nơi đây, ở một quốc gia hãnh diện tuyên bố rằng chính quyền của mình là chính quyền của dân, do dân và vì dân”.
Vậy thì trở lại với sự đăm chiêu, dè dặt trong cung cách đón tiếp vị thượng khách từng hồi hộp chờ đợi đang phải biểu lộ ra trước mắt công chúng nói ở trên, thì ngoài chuyện bắn tín hiệu cho “ông đồng chí láng giềng” đừng có quá âu lo, còn là ẩn chứa một tâm thế bất an về cái quyền lực hiện tồn. Phải chăng vì thế nên “dùng dằng nửa ở nửa về”, còn phải “bước đi một bước, giây giây lại dừng” như nàng chinh phụ trong Chinh phụ ngâm!
Chỉ có điều, ở đây không có được sự thơ mộng của hình ảnh bóng bẩy của
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Ở đây chỉ có sự trần trụi của những toan tính về lợi ích sao cho trong ấm ngoài êm trong cái “thế đất lở” (Lê Quý Đôn, Quần thư khảo biện. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995, tr. 348), khi mà lòng tin của dân đã bị giảm sút đến cái ngưỡng nguy hiểm. Cái ngưỡng mà chuyện đẩy thuyền và lật thuyền ông Trọng buộc phải cảnh báo không còn là chuyện rao giảng về lý luận của vị tiến sĩ ngành xây dựng Đảng, mà là cái nhỡn tiền của người tự nhận là “phận mỏng cánh chuồn” phải đương đầu với nỗi lo sợ “khuôn xanh biết có vuông tròn” cho không!
Để thoát ra khỏi cái thế lưỡng nan này liệu người ta có thể chọn cách ứng xử mà vừa rồi ông bạn Jonathan London gợi ra nhân chuyến viếng thăm của Obama: “Ai là kẻ đem lợi lại cho quốc gia trong giai đoạn hiện tại thì kẻ đó là bạn, những người bạn bất lợi và đụng chạm đến quyền lợi quốc gia thì kẻ đó là kẻ thù”. Xem ra quá khó để có thể đủ dũng khí, đủ khôn ngoan trong một điều kiện đủ chín muồi để chọn được một cách ứng xử sòng phẳng thuận theo ý chí của nhân dân: Ai là chỗ dựa đáng tin cậy giúp chúng ta giữ chủ quyền đất nước là bạn, ai làm ngược lại thì chính là thù!
Khốn nỗi tâm thế dẫn đến ứng xử nói trên không là chuyện nhất thời, không phải là một ứng xử tình huống. Đây là một hệ lụy tồn đọng dai dẳng suốt cả chiều dài mấy thập kỷ bị cầm tù trong cái song đề (dilemma) tiến thoái lưỡng nan kia: “lúc thì phản đối xâm phạm chủ quyền, lúc thì liên minh với đồng chí cùng chung ý thức hệ chống lại các thế lực thù địchnhằm giữ cái ghế quyền lực đang lung lay. Khi phải chống Trung Quốc xâm lược đang ngày càng hung hăng lộ diện thì tìm đồng minh là Mỹ và phương Tây. Khi phải chống các thế lực thù địchthì tìm đồng minh Trung Quốc! (Mênh mông thế sự 38). Bởi vì người ta cũng thừa hiểu “các thế lực thù địch” đang được chính quyền phong tặng đó không là ai khác những người đang quyết liệt chống lại hành động cướp nước của kẻ thù truyền kiếp và đồng lõa của chúng bởi sự khiếp nhược và đớn hèn đang khoác cái mặt nạ linh hoạt và khéo léo tránh đụng độ có thể dẫn đến chiến tranh để bảo toàn chế độ.
Nhưng oái oăm lại là ở chỗ, cái hệ lụy nói trên đang là một gánh quá nặng đè trên vai những người kế thừa bất đắc dĩ cái “di sản Thành Đô” ô nhục. Không cần phải lùi đến tận năm 1990, năm ký kết mật ước ô nhục kia, chỉ kể từ chuyến thăm của vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam Bill Clinton vào tháng 11 năm 2000 cũng chỉ nhỉnh hơn “mươi lăm năm” lưu lạc của nàng Kiều, nhân vật mà Obama gợi đến có một năm! Đấy là chưa tính đến những “bèo trôi sóng vỗ” trong cái chuyện “chốc mười lăm năm” ấy!
Cứ nghĩ lại cách chỉ đạo việc đón tiếp Tổng thống Mỹ 16 năm trước mà gai cả sống lưng về sự thô bạo kiểu “lính tẩy” như một tờ báo phương Tây miêu tả. “Gai sống lưng” là một cảm giác thật lúc ngồi trong hội trường của Đại học Quốc gia Hà Nội buổi ấy để chứng kiến cung cách nam nữ sinh viên phải thực hiện đúng kịch bản đã được tập dượt trước, từ cách biểu tỏ tình cảm trong kiểu vỗ tay, kiểu cười đến cách xoay người chào chứ không được đứng dậy “quá hồ hởi nhiệt tình” (!) để sao cho vẫn giữ một khoảng cách.
Giờ đây người đang viết những dòng này vẫn chưa nguôi nỗi ân hận về chuyện nặng lời với người bạn đã quá cố, một trí thức có tên tuổi đã không có phản ứng quyết liệt cần thiết trước sự thiển cận đến lố bịch của một tầm nhìn, một cách tư duy võ biền kiểu “lính tẩy” làm xấu mặt cả một dân tộc, một thế hệ. Ân hận vì nhớ lại khuôn mặt đờ đẫn, mệt mỏi của anh, một nạn nhân, sau buổi đón tiếp Tổng thống Bill Clinton theo sự “chỉ đạo”! Đờ đẫn, mệt mỏi, vì anh buộc phải làm những điều mà lương tri lương năng của người trí thức giày vò anh nhưng anh không đủ sức vùng thoát ra khỏi cái cơ chế khủng khiếp đang trói buộc và giẫm đạp lên nhân cách trí thức của anh. Gợi lại chuyện này để thấy rằng những gì đã diễn ra trong chuyến viếng thăm đầy ấn tượng của Tổng thống Obama sau 16 năm đã có một chuyển biến đáng kể cần được lý giải một cách nghiêm cẩn.
Tiếp theo “Mênh mông thế sự 38” tuần trước với “Thời điểm của những bước đột phá”, phải chăng đã có thể viết bước đột phá ấy đang được khởi động với chuyến thăm của Obama. Những điều trong thư của trí thức Sài Gòn gửi Tổng thống Hoa Kỳ ngày 22.5.2016 hy vọng “Tổng thống sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào đất nước chúng tôi từ cuộc viếng thăm của Ngài” đã trở thành hiện thực. Xin nhắc lại những đề nghị nêu trong bức thư:
Theo chúng tôi, nếu thực hiện thành công những vấn đề nói trên, những điều đang được thế giới quan tâm theo dõi, Ngài sẽ đi vào lịch sử với những quyết định có tầm cỡ lịch sử bằng Hiệp định TPP, bình thường hóa quan hệ với Cuba sau hơn 60 năm đối đầu căng thẳng, thỏa thuận hạt nhân với Iran, và nay là bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí, mở rộng cửa cho Việt Nam vào TPP, một quốc gia cựu thù mà hội chứng Việt Nam vẫn chưa phai trong lòng nước Mỹ. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự sáng suốt và bản lĩnh của Ngài như chúng tôi đã chứng kiến.
Chỉ có điều, nhìn vào chiều sâu của các sự kiện đã diễn ra, nếu chỉ một chiều đến từ Obama thì làm sao nói được rằng bước đột phá đang được khởi động?
Những gì đã nổi lên trên bề mặt, những tệ hại đáng phẫn nộ của hành động đàn áp những người tuần hành ôn hòa nhằm chống lại thảm họa môi trương từ vụ cá chết, rồi việc trắng trợn ngăn cản, thậm chí hành hung, bắt cóc những người được mời chính thức đến gặp Tổng thống Hoa Kỳ như tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà báo Đoan Trang, luật sư Hà Huy Sơn và một số người khác, những điều mà một quốc gia với lòng tự trọng tối thiểu cũng không thể cho phép thực thi luật rừng man dại như vậy trong ứng xử ngoại giao. Nhưng, một chữ nhưng tệ hại: Hình như ai đó cố tình phô ra trước thế giới về “một nước không giống ai”, một nước “không chịu phát triển”. Điều này đang cất giữ những nghịch lý, những mưu toan gì! Đây là một câu hỏi lớn cần được đặt ra. Và, nếu đấy là phần nổi trên bề mặt, thì ở đáy sâu phần chìm của tảng băng sẽ là gì? Phải chăng cần trở lại cái song đề vừa nói ở trên để đưa ra lời giải?
Khi ông Obama tuyên bố “việc dỡ bỏ lệnh cấm vận là kết quả sự phát triển của quan hệ hai nước, không liên quan tới Trung Quốc và Biển Đông” thì đó là một cử chỉ sòng phẳng với Bắc Kinh. Điều này xuất phát từ lợi ích của cả Việt Nam và Mỹ. Vì thế, ý chí kiên quyết giữ gìn chủ quyền, trước hết là chủ quyền biển đảo đòi hỏi Việt Nam phải tìm đến Mỹ, một quốc gia duy nhất hiện nay có đủ sức mạnh răn đe kẻ đang toan tính cướp biển, cướp đảo của mình.
Việc Mỹ xoay trục sang châu Á ngằm ngăn chặn tham vọng bành trướng, thao túng Biển Đông và Hoa Đông, uy hiếp đến an ninh hàng hải trên con đường giao thương huyết mạch của cả thế giới là một quyết sách có ý nghĩa chiến lược. Quyết sách đó gắn liền với lợi ích không chỉ riêng của Mỹ mà là của nhiều quốc gia khác trong khu vực và cả thế giới, trong đó, trực tiếp nhất là Việt Nam, một nạn nhân của bành trướng Bắc Kinh.
Việc tìm đến Mỹ là hệ quả tất yếu từ những hành động nước lớn của một siêu cường hung đồ bắt nạt nước nhỏ mà Tập Cận Bình đang thực thi. Đó cũng là bước đi không thể khác mà sự đón tiếp cuồng nhiệt Tổng thống Obama của nhân dân Việt Nam những ngày qua là một chỉ báo sống động. Những người đang nắm trong tay bộ máy quyền lực để gánh vác trách nhiệm nặng nề trước dân chắc chắn đã nhìn thấy điều đó.
Thấy đến đâu, thấm đến đâu còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố đang trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối hoặc gây áp lực, và cũng tùy thuộc vào lợi ích, thân phận của những cá nhân. Nhưng rõ ràng là họ đã thấy. Cũng chính vì vậy mới có những bước quyết liệt chuẩn bị cho sự kiện có ý nghĩa đột phá mang tầm vóc lịch sử này. Những người có một đầu óc tỉnh táo cỡ trung bình còn đọng lại một lòng yêu nước, thương dân tối thiểu, chứ không đợi phải là người “nuôi mộng kinh bang tế thế”, “phải có danh gì với núi sông” cũng thấy ra được cái xu thế không thể nào đảo ngược của thế nước đang chuyển mình để đi tới.
Vấn đề đặt ra chỉ còn là đi tới như thế nào.
Bằng những gì đã đạt được từ chuyến đi của Obama với những quyết định mang tính chiến lược lâu dài, con đường của Việt Nam cần đi và phải đi đã rõ ràng. Lòng dân được thể hiện trong cuộc đón tiếp Obama đã là lá phiếu bầu chọn có tính thuyết phục nhất cho những ai sẽ lèo lái con thuyền đất nước vượt qua những phong ba bão táp để cập bến mong đợi.
Khi đã là thành viên đích thực của TPP, trong những cam kết có tính nguyên tắc của luật chơi mới, không chỉ kinh tế với kết cấu hạ tầng và chuyển đổi cơ cấu, bộ máy và cung cách quản trị kinh doanh tương thích với đòi hỏi phát triển bền vững mà cả diện mạo của đất nước cũng từng bước thay đổi gắn liền với những chuyển đổi tập quán phù hợp với nhu cầu xã hội mới. Như ai đó đã viết: “Sau cấm vận, Mỹ triển vọng thành nhà đầu tư số một, không phải chỉ có ý nghĩa kinh tế. Trước hết là sự chiếm chỗ trong không gian. Không gian có hạn, sự chiếm chỗ của Mỹ sẽ đẩy Trung Quốc ra ngoài. Đầu tư của Mỹ sẽ pha loãng ảnh hưởng của Trung quốc, giảm tỷ lệ phụ thuộc vào Trung Quốc của nền kinh tế Việt Nam”. Đây là điều đáng suy nghĩ.
Tác động của những nhân tố bên ngoài có ý nghĩa bức xúc vào lúc này, đó là một sự thật cần phải công khai minh bạch. Tuy nhiên, cái quyết định vẫn là nội lực của dân tộc thể hiện trong ý chí và sức mạnh của nhân dân đang hỗ trợ hoặc làm áp lực lên bộ máy lãnh đạo để buộc phải thực thì ý nguyện của dân.
Không ai có thể làm thay cho chúng ta. Chúng ta phải chọn lấy con đường để đi tới. Trên mặt đất vốn không có đường, người ta đi lâu thì thành đường thôi. Phải dám dấn bước, đạp đổ mọi chướng ngại, mở đường để đi tới. Đó là sự lựa chọn đúng nhất vào lúc này.
clip_image002
clip_image003
clip_image005
Dừng lại nói chuyện với dân tại quán nước bên đường ở Mễ Trì.
clip_image007
Và dân đã đón Tập Cận Bình thế này đây.
Ngày 29.5.2016
T. L.
Tác giả gửi BVN.

Friday, May 27, 2016

Tôn Ngộ Không bị nhốt ở Đà Nẵng (?!)




Tôn Ngộ Không bị nhốt ở Đà Nẵng (?!)

16:00 05/11/2015

"Trước đây tôi đọc thì tôi chưa nghĩ, chưa biết ngọn núi Ngũ Hành. Bây giờ xem phim "Tôn Ngộ Không" thì tôi hình dung cũng có thể trước đây - cách đây hơn 500 năm Tề Thiên Đại Thánh có khi bị đè ở trong ngọn núi Ngũ Hành ở Ngũ Hành Sơn". Đó là phát biểu của ông Võ Văn Thương, Bí thư Quận ủy Hải Châu - Đà Nẵng tại kỳ họp lần thứ 14 khoá 8 (2011-2016).

Không sốc mới là lạ, một ông Bí thư Quận ủy mà đưa ra ý tưởng xây dựng khu văn hóa tâm linh như thế này: "Sắp tới chúng ta kêu gọi đầu tư Dự án khu công viên văn hóa tâm linh Ngũ Hành Sơn. Mà tôi nhớ không nhầm là trước đây, hồi trước giải phóng, có tiểu thuyết "Tề Thiên Đại Thánh".
Ông Thương còn khẳng định thêm: "Bây giờ xem phim "Tôn Ngộ Không" thì tôi hình dung cũng có thể trước đây - cách đây hơn 500 năm Tề Thiên Đại Thánh có khi bị đè ở trong ngọn núi Ngũ Hành ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)". Trời ạ ! Nói như thế thì trước đây Đà Nẵng thuộc Trung Quốc à ông Bí thư Quận ủy? Thật không thể hiểu nổi! 
Đã thế ông còn đề nghị ông Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT và DL): "Khách du lịch Trung Quốc đến đây rất là nhiều, nếu bây giờ đề nghị Giám đốc Sở tìm lại cuốn sách "Tề Thiên Đại Thánh" thì tôi tin chắc rằng hình vẽ đó giống y năm ngọn núi Ngũ Hành".
Phát biểu của ông Bí thư Quận ủy đã gây "sốc" cho các đại biểu HĐND thành phố. Có đại biểu còn bịt mồm cười (giấu tên, chắc cùng quận) nói rằng: "Tôi không hiểu sao ông ấy lại có cái suy nghĩ liên tưởng như vậy".
Đại biểu Võ Văn Thương với phát ngôn gây sốc tại kỳ họp lần thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa 8, nhiệm kỳ 2011-2016.
Thưa ông Bí thư Quận ủy,  theo sách “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân thì con khỉ Tôn Ngộ Không là nhân vật không có thật, núi Ngũ Hành Sơn trong “Tây Du Ký” cũng là do Ngô Thừa Ân nghĩ ra, vì Phật tổ muốn nhốt con khỉ ấy theo yêu cầu của thiên đình nên Phật xòe bàn tay của mình bảo Tôn Ngộ Không nhảy lên rồi úp bàn tay xuống, thế là thành năm ngọn núi nhốt con khỉ Tôn Ngộ Không trong đó. 
Còn danh thắng Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8km về phía Đông Nam, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng thì còn có tên gọi là núi Non Nước với 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2km2 gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Núi Non Nước gắn liền với truyền thuyết rùa nhờ ấp trứng từ thời văn hóa Champa ông nhá, ông về đọc lại đi.
Bởi nghe câu chuyện nực cười, tưởng đùa nhưng có thật này, muốn chia sẻ với ông một điều, Việt Nam ta nếu nói về văn hóa tâm linh thì ngoài tứ bất tử ra không thiếu gì thần thánh linh thiêng, nếu nói về lịch sử thì chúng ta không thiếu những danh nhân, những anh hùng. Và nếu nói về văn hóa ngàn năm chúng ta có biết bao nhiêu điển tích văn hóa, trong đó có cả văn hóa tâm linh. Ngay như núi Non Nước (Ngũ Hành Sơn) đó, thì truyền thuyết rùa nhờ ấp trứng và nhiều truyền thuyết khác nữa, nhưng chắc chắn không có câu chuyện Tôn Ngộ Không bị đè ở đây. Ông cần đọc lại, nghiên cứu lại văn hóa tổ tiên mình cho kỹ,  đừng đi "rước bát hương" nhà hàng xóm về thờ theo kiểu mượn thánh thần như sở thích sính hàng ngoại.
Văn hóa là mục tiêu, là động lực của phát triển. Những năm gần đây, đường lối, chủ trương của Đảng và cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa nói chung và văn hóa tâm linh nói riêng đã rất được coi trọng, quan tâm và thông thoáng. Văn hóa cũng là cốt lõi, là linh hồn, là cốt cách, tư thế và niềm tự hào của một dân tộc. Hiện nay có không ít những cá nhân, doanh nghiệp tư nhân xây chùa để kinh doanh, xây dựng các khu du lịch tâm linh để làm thương mại một cách tùy tiện, bá đạo, lai tạp, vay mượn đã và đang làm méo mó dị dạng và mất đi bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Giữ gìn, xây dựng và phát triển văn hoá phải dựa trên nền tảng truyền thống tốt đẹp và phải bằng những con người hiểu biết về văn hoá. Văn hóa không thể tính toán qui ra và đánh đổi bằng tiền, càng không thể vì lý do kinh tế mà bất chấp hậu quả. Khủng hoảng kinh tế có thể khắc phục trong một thời gian ngắn nhưng khủng hoảng văn hoá thì phải mất một thời gian dài, có khi hàng thế hệ mới khắc phục được. Vì vậy nó cần được ngành chức năng có chỉ đạo sát sao, sự thẩm định kỹ càng và quản lý chặt chẽ tránh tình trạng lệch lạc khi sự việc đã rồi.
Câu chuyện và ý tưởng của ông Bí thư Quận ủy Hải Châu - Đà Nẵng có thể chỉ như một "sự cố" phát ngôn, nhưng qua đó thấy rằng: Nhận thức và hiểu biết về lịch sử và văn hóa là vô cùng quan trọng, nhất là đối với những người làm công tác lãnh đạo quản lý văn hóa. Một ý tưởng ngây ngô nực cười như vậy, chắc chắn không bao giờ nhận được sự đồng tình của nhân dân, những người yêu và thấm nhuần văn hóa Việt, nhưng nó là “bia miệng” để đời nhắc nhở rằng, một khi nhân dân đã bầu anh vào vị trí nào đó, hãy cố gắng mà thể hiện sự hiểu biết của mình bằng những phát ngôn chuẩn mực.
Trịnh Đình Nghi
http://cstc.cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Ton-Ngo-Khong-bi-nhot-o-da-Nang-358170/